- Affiliate Shopee là gì ?
- 5 Bước để bắt đầu làm tiếp thị liên kết trên Shopee
- 3 Bước kiếm tiền 0 đồng bằng Affiliate Shopee không nhập hàng hiệu quả từ A đến Z
- Bước 1: Tiêu chí của một sản phẩm [Kỳ Lân]
- Sản phẩm: Mình có nên bán sản phẩm này không ?
- Lợi nhuận: Mình có lãi khi bán sản phẩm này không ?
- Nhập hàng / Cân đối dòng tiền / Chất lượng sản phẩm
- Bước 2: Tìm ý tưởng marketing và bán hàng
- Sử dụng tính năng gợi ý sản phẩm của sản thương mại điện tử Shopee hoặc 1688 -Taobao
- Sử dụng mạng xã hội với bộ câu hỏi phụ
- Sử dụng công cụ để có thêm dữ liệu giúp bạn ra quyết định chính xác hơn
- Bước 3: Lựa chọn từ bỏ hay tiếp tục
- Điều 1: Không có cái ảo tưởng gọi là [Sản phẩm bảo hòa] mà chỉ có chi phí quảng cáo & marketing tăng
- Điều 2: Ảo tưởng về việc mở rộng quy mô và "đỉnh điểm" hoàn hảo khi mở rộng kinh doanh
- 3 Tâm lý học & Lý thuyết thị trường [Đặt biệt]
- Giá trị trung bình trên 1 khách hàng + khoảng thời gian khai thác họ
- Điều 3: Quảng Cáo Rẻ, Nhưng Phải Chất Lượng, Ổn Định Trong Nhiều Tháng-Năm Và Quy Mô Lớn
- Yếu tố thành công 1: Quảng cáo rẻ nhưng phải chất lượng
- Cách xử lý quảng cáo hiệu quả
- Yếu tố thành công 2: Ổn định và tồn tại lâu dài
- Cách 1: Sửa sản phẩm và dịch vụ
- Cách 2: Liên tục tạo quảng cáo mới
- Yếu tố thành công 3: Quảng cáo hiệu quả trên quy mô lớn
- LƯU Ý QUAN TRỌNG: QUY MÔ CÀNG LỚN CÀNG DỄ DẪN ĐẾN CHI PHÍ QUẢNG CÁO TĂNG VỌT
- Target tới [Các vị trí cơ hội cao]
- Hoặc làm thông điệp content cho từng nhóm khách hàng
- Mình sẽ giúp bạn bán hàng Shopee tốt hơn !
Hành trình kiếm 500 triệu doanh thu mỗi tháng của mình chi tiết từ: chọn sản phẩm, marketing, bán hàng, quảng cáo, tối ưu chi phí quảng cáo và duy trì kinh doanh trên Shopee. Bằng Affiliate không cần nhập hàng hoặc còn gọi là Dropship bằng Shopee
- Mình cũng từng không có sản phẩm
- Mày mò tìm nhiều sản phẩm để kinh doanh
- Đã từng tìm thấy nhưng bị lừa và thất bại
- Cũng đã tìm được sản phẩm win nhưng thị trường không còn nhu cầu [Sản phẩm khẩu trang và nước khử khuẩn torng đợt dịch Covid-19]
Mình đã trãi qua nhiều lần thành công lẫn thất bại
Mình nghĩ bạn cũng như mình là muốn trở nên thành công trong kinh doanh nhanh hơn
Vậy thì bài viết này sẽ RẤT dài, nó là cả một hành trình, từ suy nghĩ của mình nên:
Nó sẽ khác với những bài viết khác của mình, ít hình minh họa vì nó đi từ suy nghĩ, từ tâm trí và những khoảnh khắc mà mình “tỉnh ngộ” cách làm
vì thế mong bạn hãy kiên nhẫn đọc nó nhé
À nhắc bạn một chút là hiện tại có rất nhiều bạn muốn bắt đầu kinh doanh online mà còn nhiều đắn đo và lo lắng nên bạn cần:
- Một sự hướng dẫn chi tiết và tỉ mỉ hơn
- Thực hành tại chỗ và được mình kèm cho đến khi làm được
- Có thể bán được hàng và xây sản chuẩn SEO
- Học nhiều hơn về cách quảng cáo và tiết kiệm chi phí quảng cáo
- Hoặc đơn giản là bạn muốn gặp mình và cùng mình đồng hành bán hàng trên Shopee
Affiliate Shopee là gì ? #
Là bạn tìm một đối tác nhà cung cấp bất kỳ ở Facebook, Google, Chợ Offline hoặc chính trên Shopee, nơi mà gian hàng nào bán chạy một sản phẩm nào đó bạn muốn.
- Bạn sẽ đề nghị với họ rằng bạn sẽ lo chuyện bán hàng
- Còn họ sẽ cung cấp sản phẩm mỗi khi bạn có đơn hàng và giao cho khách hàng
- Sau khi giao dịch hoàn tất, nhà cung cấp sẽ chuyển tiền hoa hồng cho bạn
Bạn sẽ tránh được 3 rủi ro to lớn khi mới bắt đầu kinh doanh là:
- Kho bải: Không tốn chi phí thuê mặt bằng trữ hàng và bảo vệ để canh giữ hàng hóa
- Không lo trữ hàng: Hàng tồn không bán được sẽ chôn vốn bạn ở đó, khiến bạn kinh doanh mà nghèo đi chứ không giàu lên và đặc biệt là phải phòng an toàn và cháy nổ sẽ tốn thêm chi phí cho Phòng cháy chửa cháy
- Nhân viên đóng hàng và chi phí đóng gói: Chi phí thuê nhân viên ít nhất cũng 6 triệu đồng, đóng gói cho từng sản phẩm cũng từ 5 đến 10 nghìn đồng rồi nhân với số lượng hàng cũng tốn một khoản phí khá lớn
5 Bước để bắt đầu làm tiếp thị liên kết trên Shopee #
Bước 1: Đăng ký Shopee Vietnam Affiliate Program trên Shopee
Bước 2: Lựa chọn sản phẩm bạn muốn kinh doanh và tìm kiếm nhà cung cấp trên Shopee
- Nơi gian hàng nào bán chạy hoặc bạn nghĩ rằng bạn có khả năng bán chúng,
- Liên hệ và đàm phán hoa hồng cùng với phương thức thanh toán khi đơn hàng được giao thành công, thường sẽ thanh toán vào tài khoản Shopee của bạn luôn vào mỗi tuần để bạn có thể rút về thẻ ngân hàng của bạn
Bước 3: Đặt Link sản phẩm vào kênh bán hàng của bạn
- Bạn sẽ sử dụng nhiều phương thức marketing và chạy quảng cáo để nhiều người nhấp vào đường link này nhất có thể
- Nội dung bài viết này sẽ xoay quanh cách thức marketing và quảng cáo, cách tối ưu chi phí quảng cáo, công thức mà mình áp dụng trong hành trình thành công này nhé
Bước 4: Marketing và quảng cáo nội dung chứa Link sản phẩm
- Nội dung bài viết sẽ xoáy sâu xuyên suốt cách mình tư duy, tâm lý khi gặp khó khăn cũng như trở ngại và cách mình suy nghĩ để vượt qua như thế nào
Bước 5: Khách hàng nhấp vào Link sản phẩm, mua hàng và bạn nhận tiền
- Sau khi khách hàng mua hàng, nhà cung cấp sẽ giao đơn hàng thay bạn đến tay khách hàng và thu tiền
- Tiền sẽ được chuyển vào tài khoản Shopee mà bạn đã đăng ký làm Affiliate Shopee và bạn có thể rút tiền này về tài khoản ngân hàng của bạn
3 Bước kiếm tiền 0 đồng bằng Affiliate Shopee không nhập hàng hiệu quả từ A đến Z #
Bước 1: Tiêu chí của một sản phẩm [Kỳ Lân] #
Nó chắc chắn không phải là những sản phẩm nhu cầu lớn, lợi nhuận cao, ít cạnh tranh
Vào những ngày đầu tiên tìm kiếm sản phẩm kinh doanh online, mình search Google, mình hỏi người này người kia, mình xem những video về tìm kiếm sản phẩm trên Youtube
Và tất cả đều xoay quanh một sản phẩm 3 gạch đầu dòng là nhu cầu lớn, lợi nhuận cao, ít người bán
Nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng làm thế nào để xác thực những tiêu chí này?
Làm thế nào để chúng ta THỰC SỰ biết là sản phẩm đó nhu cầu lớn hay nhỏ? Và là bao nhiêu?
Ngày hôm nay, chúng ta chỉ cần bán được 1 sản phẩm, vít lên được một ít doanh số, ngay lập tức chúng ta sẽ bị do thám và nhìn thấy. Các công cụ Spy (do thám) ngày nay quá tinh vi.
Các công cụ quảng cáo như Facebook và Tiktok sẽ nhanh chóng hiển thị quảng cáo của chúng ta lên thư viện quảng cáo của họ.
Duy nhất có yếu tố lợi nhuận thì mình vẫn sử dụng tới tận bây giờ và sẽ chia sẻ với bạn ở phía sau
Và bây giờ mình sẽ chia sẻ với bạn các tiêu chí để mình sử dụng để lựa chọn sản phẩm
Từ phụ kiện ô tô, thời trang, gia dụng, đời sống và nhiều nữa
Dù bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, những tiêu chí này sẽ có ích
Mình sẽ chia nhỏ bộ tiêu chí này thành 3 câu hỏi mà mình muốn nói “CÓ”
Đó là:
- Mình có khả năng để bán sản phẩm này không?
- Mình có thể tạo ra lợi nhuận từ sản phẩm này không?
- Mình có đủ nguồn vốn để vận hành sản phẩm này trên quy mô mình mong muốn không?
Lưu ý rằng: Mình không ưu tiên thứ nào trong cả 3 khía cạnh này. Mình muốn có cả 3 tiêu chí này cùng lúc. Do đó đừng để thứ tự mình chia sẻ làm bạn ảnh hưởng.
Sản phẩm: Mình có nên bán sản phẩm này không ? #
Chắc có thể bạn đã từng nghe về câu “Sản Phẩm Ngon là tự động bán được”
Mình muốn chúng ta cùng cắt nghĩa về chữ NGON
Ngon ở đây là chất lượng sản phẩm tốt, khách hàng hài lòng?
Hay ngon ở đây là khả năng bán được của sản phẩm?
Hay là cả 2
Mình tin rằng là bạn có thể dễ cắt nghĩa chứ NGON theo 2 hướng như vậy
Cùng nhau nhìn vào quy trình bán hàng thông thường thế này (Mình biết có nhiều quy trình bán hàng khác nữa, đây là ví dụ thôi)
Quảng cáo => Vào Landing Page (Trang Bán Hàng) => Để lại thông tin đặt hàng => Ship hàng => Kiểm Tra Hàng => Trả Tiền => Sử Dụng Sản Phẩm
Vậy thì có phải là yếu tố chất lượng sản phẩm khách hàng chỉ đang được THỰC SỰ trải nghiệm ở khâu kiểm tra hàng và sử dụng sản phẩm không?
Vậy thì toàn bộ yếu tố từ lúc nhìn thấy 1 quảng cáo cho đến khi hoàn thành thông tin đặt hàng thì sao?
Sản phẩm của chúng ta sẽ đóng vai trò gì trong quyết định mua hàng đó?
Chà, nó nằm trong quảng cáo và trang bán hàng của chúng ta
Nó là hình ảnh sản phẩm, video quảng cáo sản phẩm của chúng ta
Vậy thì có phải tại thời điểm này, sản phẩm đóng vai trò như là tư liệu truyền thông của chúng ta đúng không?
Vậy thì sản phẩm ở đây có 2 vai trò
Đầu tiên là giá trị thực sự khi sử dụng
Thứ hai là giúp cho việc Marketing và Bán hàng tốt hơn thông qua hình ảnh sản phẩm, video và trang bán hàng
Nhưng tuy vào ngành nghề mà tư liệu truyền thông có yếu tố sản phẩm ở trong có sức mạnh khác nhau
Ví dụ: Nếu là mặt hàng thời trang, đồng hồ, hay trang sức. Hình ảnh quảng cáo là vô cùng quan trọng. Nó thể hiện được nhiều điều. Và khách hàng đơn giản là có thể ra quyết định nếu hình ảnh sản phẩm xịn.
Nhưng nếu bạn đang bán thực phẩm chức năng, bạn có nghĩ rằng chụp hình ảnh cái vỏ hộp và bao bì thật đẹp là đủ rồi không?
Chắc chắn là không. Nó yêu cầu một tấn thứ khác. Vì đó là sản phẩm họ sẽ uống vào người.
Nhưng nếu đó là một chiếc đèn phát sáng logo ô tô khi mở cánh cửa ra thì sao? Chụp hình ảnh có giúp ích được gì không? Mình nghĩ là không.
Nhưng nếu là một video thể hiện sản phẩm mà khi mở cửa ô tô ra vào buổi tối, logo của hãng xe phát sáng lên rực rỡ thì sao?
Nó là khác bọt.
Có một điều mà mình đã không biết khi mới bắt đầu hành trình bán hàng của mình đó là không ai dạy cho mình cách chọn một sản phẩm mà ở đó
Mình có thể thắng!Mình có thể bán được!
Vì cơ hội thị trường là mênh mông
Có những thị trường là nhu cầu siêu lớn, lợi nhuận siêu cao, nhưng mình không có đủ kỹ năng và nguồn lực để tham gia thị trường đó.
Ví dụ, có những kiểu sản phẩm
Người bán là ai, là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc bán được hàng
Nếu bạn muốn sản phẩm liên quan tới sức khỏe, bạn cần là một chuyên gia
Hoặc bạn đủ tiền để tạo ra một đống tài nguyên ở dạng chuyên gia
Đó là lý do mà các công ty thực phẩm chức năng chi hàng tấn tiền để làm tư liệu truyền thông khi mà sản phẩm còn chưa mở bán
Tuy vậy, có những sản phẩm bạn chả cần quan tâm người bán là ai. Bạn chỉ cần nhìn hình, thấy thích, và quyết định mua.
Có những sản phẩm, nếu chỉ chụp hình sản phẩm. Nó chả có ý nghĩa gì cả. Bạn bắt buộc phải làm video.
Vậy thì cách làm thế nào?
Làm thế nào để mình biết là mình có khả năng bán sản phẩm đó hay không?
Ở phần sau của bài viết, mình sẽ chia sẻ những nguồn ý tưởng mà mình sử dụng để tìm ý tưởng sản phẩm do đó hãy đọc tới hết bài nhé.
Tuy vậy đây là một vài câu hỏi mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra xem bạn có khả năng để bán sản phẩm đó hay không
Bộ câu hỏi đánh giá khả năng:
- Mình có thể tự tạo ra video, hình ảnh quảng cáo để bán sản phẩm này thông qua việc tự làm hoặc thuê hoặc kết hợp không?
Mình tin đây là tiêu chí quan trọng nhất mà bạn muốn có
Bạn có biết lý do mà mọi người hay nói về “Sản Phẩm Bão Hòa” như là một lý do cho việc quảng cáo hay sản phẩm của họ hết hiệu quả bắt nguồn từ đâu không?
Đó là họ không có khả năng tạo ra quảng cáo mới
Mình cũng không ngoại lệ khi mới bắt đầu kinh doanh
Mình đơn giản là tìm được những video trên mạng, cắt ghép, chỉnh sửa, thêm nhạc
Rồi mình vít
Tăng ngân sách lên
Và quảng cáo đắt lên
Và mình thử hết các thể loại kỹ thuật quảng cáo
Mình tăng tiền kỹ thuật, nhân nhóm quảng cáo, tạo chiến dịch mới, tạo lại bài quảng cáo mới
Nhưng nó không hiệu quả
Tại sao?
Vì mình dùng y nguyên 1 quảng cáo đó
Mình không hiểu rằng, vấn đề đến từ “Quảng Cáo Bão Hòa”
Nó đã hết hạn sử dụng
Và nếu mình có khả năng tự làm, thuê, hoặc kết hợp để tạo ra quảng cáo mới
Mình có thể bán được tiếp, thoải mái, trong thời gian rất dài
Đây là tiêu chí quan trọng nhất!
Nếu bạn chưa có kỹ năng tạo ra nội dung video, hình ảnh quảng cáo mới thì sao?
Hãy học và làm
Bạn không thể không có kỹ năng này
Nếu bạn không có kỹ năng này, bạn sẽ liên tục vật lộn.
Liên tục khó khăn với “Sản Phẩm Bão Hòa”
Nó không cần sáng tạo, nó không cần đẹp đẽ, hào nhoáng
Nó chỉ cần làm đúng, làm nhiều.
Bạn bắt buộc phải tích được vào ô này
Nếu bạn có khả năng tạo ra video, hình ảnh. Bạn có thể bán rất nhiều sản phẩm.
Mình đã bán đồ chơi ô tô, đồ chơi gia dụng, thời trang, thiết bị đời sống, dịch vụ
Mình không biết bạn đang ở lĩnh vực nào, nhưng nó chắc chắn sẽ hiệu quả
Đơn giản quá không?
Nhưng cả đống người không có kỹ năng để làm điều này tốt
Có thể họ đã làm, nhưng họ chưa làm giỏi
Và cả tấn người chưa làm
Cơ hội tiếp theo là dành cho bạn
- Sản phẩm này có cần thẩm quyền để bán hay không?
Ví dụ: Những sản phẩm về sức khỏe là một ví dụ điển hình. Nếu bạn đang 20 tuổi và bán những sản phẩm về rụng tóc hói đầu. Mình không biết ai sẽ tin bạn và mua sản phẩm đó.
Bạn chỉ có thể kết hợp với chuyên gia hoặc thuê chuyên gia.
Nếu mình không nói “Có” được với tiêu chí này. Mình sẽ không tham gia những thị trường kiểu cần phải là chuyên gia.
- Sản phẩm này có cần kết quả để bán hay không?
Ví dụ: Bạn có muốn mua những dụng cụ giảm cân hay là tập thể hình từ mình không? Mình béo chết đi được.
Có rất nhiều người có thân hình đẹp và săn chắc, họ đơn giản là chia sẻ hành trình của họ. Sau đó bán những thứ liên quan tới giảm cân.
Tương tự, nếu bạn không có lợi thế vượt trội về điều gì đó
Bạn có thể tìm ra những sản phẩm khác để làm
Có vô vàn ý tưởng và thị trường bạn có thể tham gia
Tiếp theo, chúng ta đến với tiêu chí
Lợi nhuận: Mình có lãi khi bán sản phẩm này không ? #
Không giống như phổ biến với bán hàng trên Shopee, Tiki, Lazada
Nếu giá vốn sản phẩm của chúng ta là 50% hoặc cao hơn
Với những mặt hàng giá dưới 150,000đ
Đơn giản là chúng ta sẽ có rất ít lợi nhuận và tiền…
Để làm Marketing/Quảng Cáo
Chúng ta muốn tìm những sản phẩm mà chúng ta có biên độ lợi nhuận lớn
Và chúng ta có thể bán được ở mức giá ít nhất là gấp 3 lần giá nhập
Bên cạnh đó, tới thời điểm hiện tại.
Chi phí quảng cáo của mọi nền tảng mạng xã hội đều khá cao
Và nếu chúng ta đang bán những sản phẩm dưới 150.000đ thì đơn giản là chúng ta sẽ khó có lãi
Vậy thì 2 tiêu chí lợi nhuận và giá bán ở đây là gì?
Có thể bán được trên 150.000đ
Có thể có mức lợi nhuận gộp tối thiểu là 65%
Làm nó ngay thôi
Vậy cách triển khai thế nào ?
Đầu tiên, sản phẩm này có tự thân đạt được 2 tiêu chí đó không?
Nếu chỉ bán được trên 150,000đ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều
Vậy là giá nhập khoảng 50,000đ
Hãy tìm những gì có thể nhập với giá khoảng 50,000đ trở lên
Thứ hai, sản phẩm này có thể gộp lại làm thành một bộ sản phẩm không?
Ví dụ, chúng ta có thể bán số lượng tối thiểu là 3 món, 5 món, 10 món để đạt mức giá đó trở lên không?
Câu trả lời là tùy sản phẩm. Hãy tìm thứ phù hợp với bạn.
Tiếp nhé, mình sẽ đến với khía cạnh mà mình cân nhắc cuối cùng
Nhập hàng / Cân đối dòng tiền / Chất lượng sản phẩm #
Nếu có điều gì mà mình đã học được ở thế giới sản phẩm vật lý, cũng như kinh doanh dịch vụ thì
Lợi nhuận là tốt
Nhưng mình sẽ quan tâm tới một thứ gọi là “Dòng Tiền Tự Do”
Hay đơn giản, bao nhiêu tiền mình có thể thực sự rút ra và bỏ vào tài khoản ngân hàng của mình mà không cần tái sử dụng để kinh doanh
Khi bạn kinh doanh sản phẩm vật lý, bạn càng mở rộng quy mô thì bạn càng cần nhiều dòng tiền hơn
Khi sản phẩm mà bạn vừa nhập bán chưa hết, bạn đã tiếp tục phải tạo đơn hàng mới và nhập tiếp rồi
Nếu không thì bạn sẽ hết hàng trong lúc mà bạn bán
Đó là lý do mà bạn cần lưu ý rất nhiều về dòng tiền
Đó là nơi mà bạn phải để mắt, bởi vì nếu không. Khi bạn đang tính toán trên sổ sách, hoặc Google Sheet, hoặc phần mềm. Bạn thấy bạn đang lãi
Nhưng bạn chả thấy tiền ở đâu cả
Đó là lý do mà bạn cần quan tâm tới
Thời gian sản xuất hàng hóa?
Thời gian vận chuyển hàng hóa?
Số lượng đơn hàng tối thiểu mình cần nhập là bao nhiêu?
Chính sách nhập hàng và công nợ là thế nào?
Dù ở bất cứ giai đoạn nào, mình đều muốn giảm thiểu rủi ro nhiều nhất có thể, và số vốn yêu cầu thấp nhất có thể để nhập hoặc sản xuất một sản phẩm
Đó là lý do
Mình sẽ cố gắng kéo tất cả những tiêu chí ở trên xuống thấp nhất có thể
Ví dụ:
Nếu hàng có sẵn, tức thời gian chờ sản xuất bằng 0
Thời gian vận chuyển hàng hóa đến tận kho của mình là 5 ngày hoặc ngắn hơn
Số lượng đơn hàng tối thiểu là không yêu cầu hoặc chỉ yêu cầu 100, 500, 1000 thì vẫn có thể chấp nhận được
Chính sách công nợ là không cần trả tiền trước, hoặc trả trước 30-50% là được. Sau đó có thể trả dần theo tiến độ là 60,90 ngày. Cuối cùng mới đến phương án trả toàn bộ tiền rồi mới nhận hàng. (Thường đó là chúng ta nhập trực tiếp từ Trung Quốc)
Với việc trên thì mình chỉ cần vài chục triệu tiền vốn là có thể bắt đầu
Thậm chí là bán được xong, lấy tiền của khách hàng, rồi mới trả tiền nhập hàng
Đó là chuyện hết sức bình thường nếu chúng ta biết cách đàm phán
Quan trọng nhất, chúng ta cần có khả năng bán được sản phẩm mà chúng ta muốn bán.
Bất chấp ngoài kia đang bán rẻ thế nào, bất chấp ai đó nói sản phẩm bão hòa, bất chấp ai đó nói rằng con sản phẩm đó hết trend rồi
Mình không quan tâm là trên Shopee đã có người bán hay chưa, rẻ thế nào, tổng kho là ai. Vì mình dùng lợi thế về kỹ năng và phân phối để vượt qua tất cả chuyện đó.
Đó là con đường mình đi, và nó ít người đi, do đó nó có quá nhiều lợi thế
Ít nhất là giai đoạn khởi đầu, nơi chúng ta cần thử nghiệm ý tưởng, tạo ra lợi nhuận trong thời gian ngắn
Và bạn hoàn toàn có thể chọn con đường đó để mọi thứ dễ dàng hơn
Mình đã làm đi làm lại rất nhiều lần, và bạn hoàn toàn có thể
Đó là các tiêu chí
Bạn không cần phải dùng tất cả cùng lúc khi bắt đầu
Nhưng càng nhiều càng tốt
Lưu ý phụ: Mình biết có những lúc bạn muốn lấy lợi thế về giá nhập, và bạn muốn nhập tối thiểu 1 vạn, 2 vạn, 5 vạn sản phẩm hoặc nhiều hơn để có lợi thế về giá. Hãy cứ làm.
Vậy thì câu hỏi tiếp theo mà chúng ta có thể hỏi
Câu hỏi: Và bạn có thể hỏi tiêu chí chất lượng sản phẩm thì sao?
Mình đơn giản là sẽ nhập về hàng mẫu để kiểm chứng, khi đã có danh sách ý tưởng mà mình lựa chọn để bán ở bước cuối cùng
Tiêu chí đã có, Ý Tưởng Sản Phẩm thực tế là gì?
Bước 2: Tìm ý tưởng marketing và bán hàng #
Khi mình đã có tiêu chí, đơn giản là tìm ra ở nơi nào mà có thể giúp mình đáp ứng được những tiêu chí đó
Theo kinh nghiệm của mình, đó là mình sẽ bắt đầu ở những nơi có số liệu mình bạch. Bằng chứng không thể chối cãi
Về việc một sản phẩm bán chạy, đã hiệu quả
Thông thường, nó sẽ nằm ở trên các sàn thương mại điện tử. Hoặc các công cụ do thám trả tiền.
Nơi nó thể hiện số like, số comment, có thể là số tiền chi tiêu tiềm năng
Mình có thể bắt đầu từ đó
Sử dụng tính năng gợi ý sản phẩm của sản thương mại điện tử Shopee hoặc 1688 -Taobao #
Mình hay sử dụng Taobao trên điện thoại
Lý do là khả năng đề xuất và gợi ý sản phẩm của ứng dụng này là rất tốt
Khi mình quan tâm tới một lĩnh vực sản phẩm cụ thể
Ví dụ như đồ gia dụng
Mình lên đây, gõ từ khóa sản phẩm mình muốn vào Google Translate, dán qua Taobao
Bấm vào một vài sản phẩm
Và tiếp tục lướt để hiện ra đề xuất
Thì ở đây
Mình sẽ tìm những sản phẩm có ít nhất 500 lượt bán trở lên
Sau đó mình sẽ cân nhắc về mức giá bán
Sau đó là mình sẽ xem cách sản phẩm được bán
Mình cũng tìm được rất nhiều video quảng cáo hay qua kênh này
Hành động: Chúng ta sẽ thêm được cả tấn ý tưởng sản phẩm đơn giản là ở trên kênh này
Hãy tạo một bảng Google Sheet và thêm vào đây từ 5-10 ý tưởng
Khi bạn càng xem nhiều video quảng cáo, bạn càng hình dung ra được cách một sản phẩm sẽ được bán thế nào
Và câu hỏi ở đây là: Mình có thể tạo ra một video quảng cáo tương tự không nhỉ?
Mình có thể thuê ai để làm một video quảng cáo tương tự không nhỉ?
Mình có thể kết hợp với ai để làm một video quảng cáo tương tự không nhỉ?
Tiếp theo
Sử dụng mạng xã hội với bộ câu hỏi phụ #
Mình biết, có thể đâu đó bạn đã được nghe về tìm quảng cáo thông qua việc do thám thông qua Facebook và Tiktok
Tại sao?
Lợi thế về phân phối
Đưa một sản phẩm đang hiệu quả ở nước ngoài mang về Việt Nam.
Hoặc đơn giản là thấy ai đó đang bán chạy cái gì ở Việt Nam thì nhập cái đó về và bán.
Khá phổ biến.
Nhưng vì nó quá dễ, nên mọi người làm rất giống nhau. Do đó rất khó để bạn có thể có được ý tưởng gì có lợi thế cạnh tranh nếu áp dụng tương tự.
Đầu tiên, sử dụng 2 công cụ đơn giản là Thư viện quảng cáo Facebook và thư viện quảng cáo Tiktok
Gõ từ khóa của các sản phẩm về lĩnh vực mà bạn đang tìm kiếm
Mình gọi nó là “từ khóa hạt giống”
Ví dụ: Nếu bạn bán sản phẩm thể thao, bạn tìm kiếm từ “Thể Thao” hoặc “Fitness” hoặc “Sport”
Bạn đơn giản là gõ các từ khóa rất chung vào thanh tìm kiếm
Và lướt, tiếp tục tìm và đào sâu vào các thương hiệu mà bạn thấy đang bán gì
Nhưng, chậm lại một vài giây
Hãy dựa vào ý tưởng sản phẩm mà bạn đang tìm thấy, những người khác đang bán
Hỏi thêm 3 câu hỏi sau
Để bạn tìm ra những ý tưởng mới hơn, lạ hơn, và bạn có thể cạnh tranh một cách hiệu quả hơn
- Có sản phẩm nào tương tự những sản phẩm này mà mình có thể bán không?
Hãy dựa vào những gì bạn thấy, tìm kiếm lại trên Taobao. Bạn có thể tìm ra những sản phẩm có cùng tính năng, giải quyết cùng một vấn đề, nhưng với mẫu mã mới hơn, hoặc khác, hoặc đẹp hơn
Ví dụ: Mình đã từng bán những móc quần áo đơn giản là có kiểu mẫu mã đẹp hơn, lạ hơn và có nhiều tính năng thú vị hơn của một người mà mình tìm thấy trên mạng.
Rất dễ để tìm ra những thứ này trên các sàn.
- Sản phẩm này có vấn đề gì làm khách hàng khó chịu? Có sản phẩm nào mới hơn đã được ra đời để giải quyết vấn đề đó không?
Chà, quay lại Taobao nào bạn của Tài. Tìm cho ra sản phẩm đời mới hơn.
Liệt kê vào Google Sheet của bạn, và chúng ta có thể có một sản phẩm ngon mới.
Ví dụ: Đèn Gắn Cửa Phát Sáng Logo mình từng bán, phiên bản cũ là cần phải đấu nối. Phiên bản mới là dùng pin. Nó đã tiện hơn cho khách hàng rồi.
- Đọc kỹ các thông điệp quảng cáo, sau đó hỏi.
Đây là lúc mà nếu bạn tích được vào tiêu chí, bạn có khả năng tạo ra video quảng cáo, hình ảnh sản phẩm không bắt đầu phát huy hiệu quả
Một vài câu hỏi gợi ý định hướng bạn có thể sử dụng nhé
Có vấn đề nào mà sản phẩm này có thể giải quyết mà thương hiệu này chưa quảng cáo không?
Có nhóm người nào có thể hưởng lợi từ sản phẩm này mà thương hiệu này chưa nhắm tới không?
Mình có thể làm mới lại những thông điệp quảng cáo này, theo cách mới hơn, theo cách mà thuyết phục hơn không?
Mình biết, bạn có thể đã làm hoặc chưa từng làm động tác này.
Nhưng mình biết khi bạn sử dụng, bạn đã có thể tìm ra cho mình một thị trường mà chỉ mình bạn hiểu.
Ví dụ:
Một chút chiến lược nhanh về Marketing
Hầu như 95% nhà bán hàng chỉ biết làm nội dung về sản phẩm, về tính năng, về lợi ích
Tức, họ chỉ có khả năng để bán hàng cho những người đang có nhu cầu về sản phẩm
Họ không biết tạo ra nhu cầu cho những người chưa có
Nếu bạn có khả năng tự tạo ra nội dung video quảng cáo, hình ảnh quảng cáo
Bạn có thể áp dụng chiến lược “Mở Rộng Thị Trường Bằng Thông Điệp”
Có 5 nhóm người chính trên thị trường
- Nhóm người chưa nhận thức được vấn đề
- Nhóm người nhận thức được vấn đề
- Nhóm người nhận thức được giải pháp
- Nhóm người nhận thức sản phẩm
- Nhóm người nhận thức về thương hiệu của sản phẩm
Ví dụ hành trình của một khách hàng bị béo cho đến lúc giảm cân:
Một người thanh niên 24 tuổi có thể chưa biết mình béo
Cho đến khi họ nhận thấy chiếc quần của mình mua 3 tháng trước hôm nay đã chật hơn
Lúc trước, cần thắt lưng mặc mới vừa. Ngày hôm nay đã không cần tới thắt lưng nữa.
Khi đi chơi, gặp gỡ bạn bè. Bạn bè kêu sao dạo giờ “Mày béo thế”
Lúc này, anh ta nhận ra mình đã béo, thừa cân.
Khi anh ta mua chiếc cân về và đo, số cân chỉ 75kg. Trong khi trước đây, anh ta chỉ là 68kg.
Anh ta nhận ra, mình đã tăng cân thật.
Anh ta quyết định, mình phải giảm béo. Anh ta lên Google và search “Cách giảm béo”
Anh ta tìm thấy “phải tập thể dục, phải ăn kiêng, phải sử dụng thực phẩm chức năng, phải có Coach”
Anh ta tìm thấy phòng Gym của Cali, Elite, Citi, 25 Fit
Chưa hết, anh ta tìm thấy phải ăn kiêng theo chế độ Keto, nhịn ăn gián đoạn, ăn chay, Low-carb
Sau đó, anh ta tìm thấy các thực phẩm hỗ trợ giảm cân của herbalife, amway, biotech
Anh ta được giới thiệu tới việc phải uống Protein, ăn thanh protein, đồ uống không calo…
Anh ta cuối cùng giữa vô vàn giải pháp và thương hiệu, sau đó anh ta cũng chọn được cho mình một bộ sản phẩm hợp lý với thương hiệu mà anh ta thấy phù hợp
Thực ra sẽ đến một đoạn nữa là, anh ta đã giảm được cân. Sau đó quay lại lối sống cũ. Và béo lại. Sau đó anh ta phải tiếp tục tìm giải pháp tiếp.
Nhưng đó là một hành trình của khách hàng
Đó là câu chuyện của một khách hàng, nhưng thực ra đã phân khúc ra cho 1 triệu người bị béo phì
Và mình không biết tỉ lệ của nó là bao nhiêu
Nhưng mỗi khách hàng đang ở trong một bước trên hành trình này
Và điều phổ biến là những người khác đang dùng một thông điệp quảng cáo cho tất cả nhóm người này cùng lúc
Điều đấy là khó hiệu quả
Và điều quan trọng ở đây là, hầu như khi bắt đầu. Chúng ta không biết cách để tiếp thị cho nhóm 1,2,3
Chúng ta dùng thông điệp mà chỉ có những người đã đến giai đoạn họ nhận thức được sản phẩm và thương hiệu
Họ mới mua sản phẩm của chúng ta
Do đó, nếu bạn có thể tìm ra lỗ hổng của thị trường
Và tìm ra cách để tiếp thị cho nhóm 1,2,3
Bạn sẽ bán được cùng 1 sản phẩm, mà nhiều người khác đang bán
Bạn biết lý do tại sao không?
Bạn có kỹ năng, mà họ không có.
Họ có thể có nhiều tiền quảng cáo hơn bạn, nhưng họ không có kỹ năng để thuyết phục.
Đó là lý do.
Bạn có thể bán một mình một lãnh địa, trong thời gian rất dài.
Vì có thể họ còn chả hiểu tại sao bạn có thể bán được cùng một sản phẩm với họ.
Cho đến khi ai đó tìm hiểu ra được tại sao bạn có thể làm được điều đó.
Mẹo chuyên nghiệp: Có thể bạn sẽ tự hỏi là tôi nghe nói chi phí giáo dục khách hàng rất cao, và khó.
Không có không gian để nói nhiều về cái này.
Bạn có thể nhắm thẳng vào nhóm đang có vấn đề, đó là điểm ngọt ngào.
Nơi bạn cần ít kỹ năng hơn và có chi phí quảng cáo hiệu quả nhất.
Lưu ý phụ: Có thể bạn đang tự hỏi là sao trong bài tìm sản phẩm, mình lại nói nhiều về Marketing đến thế
Bởi vì sự thật là mình luôn suy nghĩ 2 thứ này cùng lúc, Marketing và Sản Phẩm
Nó không nên tách rời
Cùng mình đến với nguồn tiếp theo nha
Sử dụng công cụ để có thêm dữ liệu giúp bạn ra quyết định chính xác hơn #
Có nhiều công cụ do thám mình sử dụng, nhưng có một công cụ mình yêu thích nhất
Đó là Adspy
Dùng để do thám quảng cáo Facebook
Bất lợi của nó là tốn tiền, 149$. Không phải giá rẻ.
Nhưng mà đắt xắt ra miếng
Công cụ này có rất nhiều dữ liệu về quảng cáo Facebook
Mình đơn giản là muốn có nhiều dữ liệu hơn trên toàn thế giới thôi
Có thể mình sẽ không tìm ra sản phẩm mới, nhưng mình buộc phải tìm ra thông điệp quảng cáo mới.
Hoặc cách thức làm mới thông điệp quảng cáo cũ.
Nó bắt buộc phải mới theo cách nào đó.
Bạn không cần phải sử dụng công cụ trả tiền, quan trọng nhất là hãy tham khảo cách mình đặt câu hỏi và tìm ra ý tưởng
Thứ đó quan trọng hơn tất thảy
Hành động: Nếu bạn đã đọc đến đây rồi, bạn có thể thêm dễ dàng 20-30 ý tưởng hoặc nhiều hơn vào danh sách của mình với những công cụ này
Vấn đề là, khi có nhiều ý tưởng như vậy
Bạn sẽ không biết nên chọn ý tưởng nào?
Đúng chứ?
Chúng ta cùng nhau xử lý vấn đề tiếp theo này nhé.
Bước 3: Lựa chọn từ bỏ hay tiếp tục #
Mình nhận được câu hỏi này liên tục
Khắp trên mọi lĩnh vực
Câu hỏi về việc lựa chọn một thứ mà chúng ta không thể biết chắc rằng nó có thực sự hiệu quả không
Thành thật mà nói thì mình cũng thế, không thể nào mình biết chắc được là ý tưởng đó có hiệu quả hay không
Do đó, mình sẽ đưa cho bạn những quy tắc mà mình dùng để ra những quyết định kiểu này
Nó có 2 thành tố, thứ nhất là tỷ lệ thành công. Thứ hai là rủi ro!
Yếu tố đầu tiên: Tỷ lệ thành công
Mình tăng tỷ lệ thành công với sản phẩm của mình bằng cách đưa ra những tiêu chí cụ thể mà mình coi đó là một sản phẩm dễ thành công
Và ở bước đầu tiên, tiêu chí. Chính là những thứ mà mình càng tích vào được nhiều, thì tỉ lệ thành công của mình càng cao.
Nơi mà mình quan tâm tơi việc sản phẩm đó có chất lượng không, mình có thể bán được không, lợi nhuận tiềm năng thế nào, mình đủ vốn để nhập hàng và vận hành không
Nếu mình làm theo các tiêu chí đó, khả năng rất rất cao mình sẽ bán được và thành công với sản phẩm mình chọn.
Và mình không thể nào chắc chắn được cho đến khi mình thực sự bán hàng
Vì vậy
Yếu tố thứ hai: Rủi ro
Mình không thể nào biết chắc chắn được mình có thể thành công hay không
Nên điều mình quan tâm tới nhất ở đây là giảm thiểu rủi ro
Mình sẽ giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất có thể
Trước khi mình chi bất cứ đồng tiền nào
Không chết là ưu tiên số 1
Bài học này được học khi lần đầu tiên mình bán hàng, mình đã đưa toàn bộ số tiền 8 triệu mà Mẹ mình cho mình để mua máy tính
Sau đó nhập hàng
Và tự nói với bản thân rằng, mình sẽ nhập hàng trước. Rồi tìm cách bán sau.
Đó là ý tưởng vô cùng vô cùng tồi tệ
May đó chỉ mới là 8 triệu, chứ nếu là 80 triệu, 800 triệu thì quá là rủi ro
Và mình không muốn mắc lại lỗi đó thêm một lần nào nữa
Nó dẫn đến phần thứ 2, mà bạn sắp đọc sau phần này
MÌNH SẼ BÁN TRƯỚC, RỒI MỚI NHẬP
Đơn giản, nếu bán trước và hiệu quả
Thì mình mới nhập hàng
Vậy thì làm thế nào để bán trước, rồi mới nhập hàng.
Mình đơn giản là cần 3 video quảng cáo, 1 trang bán hàng và chạy quảng cáo.
Thế thôi.
Tuy vậy trong video cần gì, trong trang bán hàng cần gì thì mình sẽ chia sẻ tới bạn ở bài viết tiếp theo nhé
Nhưng nguyên tắc của mình khi thử nghiệm là khá đơn giản
Đầu tiên, mình cho sản phẩm của mình một ngưỡng thử nghiệm
Ví dụ: Nếu mình bỏ ra 2 triệu để thử nghiệm, nếu nó không hiệu quả. Mình sẽ đổi.
Nếu giá bán của sản phẩm là 300 nghìn. Mình đơn giản là bỏ ra 3 triệu. Để chạy quảng cáo thử nghiệm.
Mình nhập hàng mẫu về để xem, sau đó bán được thì mình mới nhập số lượng lớn.
Mình không bao giờ nhập hàng trước nữa cả.
Và đó là quy trình của mình để tìm ra sản phẩm đó bạn của Tài
Mình hi vọng bạn nhận ra rằng ý tưởng ở đây là: Mình đã xem xét khía cạnh ý tưởng sản phẩm, Marketing và vốn cùng lúc trong khi ra quyết định
*3 Điều mình học được từ các giai đoạn thành công Bảng to chổ này như qua 1 chương 2]
Tìm được sản phẩm kỳ lân → Quảng cáo và marketing thành công → Ổn định trong thời gian 6 tháng 1 năm → Thành lập công ty → Phát triển quy mô lớn
Điều 1: Không có cái ảo tưởng gọi là [Sản phẩm bảo hòa] mà chỉ có chi phí quảng cáo & marketing tăng #
Không cần phải nói, sản phẩm bão hòa là sản phẩm hết nhu cầu từ thị trường
Là điều mà mình nghe mọi người nói năm này qua năm khác, từ lúc mình mới bắt đầu kinh doanh tới bây giờ
Nếu thực sự có chuyện sản phẩm bão hòa, tại sao có những thương hiệu và sản phẩm bán từ năm này qua năm khác?
- Luận điểm rằng ngành của mày khác, ngành của tao khác là thiếu cơ sở
- Trong một thời gian dài mình đã không tin điều này và cố gắng tự tìm cho mình câu trả lời
- Và mình biết tới một người có tên là Garbiel St Germain người Canada
Cậu ta nói về việc đã mở rộng quy mô và xử lý vấn đề bão hòa như thế nào
Không giống như mọi người nói, đây là cách mà mọi người thường tiếp cận với vấn đề mở rộng quy mô
Tóm tắt cách làm như sau:
Bước 1: Tìm một sản phẩm
Bước 2: Tạo ra một vài nội dung quảng cáo và thử nghiệm
Nếu hiệu quả, họ đến với bước 3:
Bước 3: Tăng tiền ngân sách quảng cáo và vít
Bước 4: Sau khi chi phí quảng cáo tăng lên đắt đỏ, tỉ lệ chuyển đổi giảm và đã đẩy được vài đợt hàng
Họ gán nó với cái tên sản phẩm bão hòa và lặp lại quy trình với bước tiếp theo
Và nó đúng, nếu chỉ như vậy và có thể mở rộng quy mô, nó quá dễ dàng
Đây là quy trình của mình xử lý vấn đề này
Bước 1: Tìm một sản phẩm
Bước 2: Tạo ra một vài nội dung quảng cáo và thử nghiệm
Bước 3: Tăng tiền ngân sách quảng cáo… nhưng thêm rất nhiều nội dung quảng cáo mới sau đó vít
Bước 4: Liên tục làm nội dung quảng cáo mới, góc quảng cáo mới, tìm ra các ngách mới cho sản phẩm đó và tiếp tục vít
Đó không phải là vấn đề sản phẩm bão hòa, đó là vấn đề quảng cáo bão hòa
Khi mọi người nhìn vào một quảng cáo giống nhau nhiều lần
- Phản ứng của họ là gì?
- Mehhhh, chán òm
- Mehhhh, lại là cái này, lại là ông này, lại là sản phẩm này
- Nhưng phản ứng như vậy có phải thực sự là họ sẽ không mua hay không quan tâm tới sản phẩm chúng ta không?
- Không!!! 100% là không!!!
- Khách hàng không phải ngồi chờ để mua hàng của chúng ta, họ cần được làm nóng, họ cần được giới thiệu, họ cần được khơi gợi cảm xúc.
- Và trong phần lớn trường hợp: 1 quảng cáo là không đủ
Điều này càng đúng nhất trên quy mô lớn!
Ở quy mô lớn, chúng ta cần chạy hàng chục, thậm chí hàng trăm quảng cáo cùng lúc (Tiết lộ lớn: Đó là cách mà team Tạo Doanh triển khai)
Bước 5: Thêm vào các sản phẩm bán thêm (upsale) để tối đa hóa lợi nhuận
- Như mình nói, chi phí quảng cáo sẽ ngày càng tăng. Vì một vài lí do phổ biến. CPM chung của nền tảng quảng cáo tăng. Thông điệp bán hàng đã hết tính mới. Đối thủ cạnh tranh copy và sử dụng y chang cách chúng ta làm
- Và thứ duy nhất mà có thể fix được tình trạng này là đào sâu vào các mối quan hệ khách hàng đã có sẵn
- Phục vụ họ ở cấp độ cao hơn
- Bán thêm cho họ thứ gì đó cao cấp và từ đó chúng ta có thêm nhiều lợi nhuận hơn, nhiều lời giới thiệu hơn và đó là cách mà chúng ta có được nhiều tiền hơn trên một đồng quảng cáo
Bước 6: Cố gắng chạm tới “Điểm Mở Rộng Quy Mô Hoàn Hảo”
- Nếu bạn đã kinh doanh, có thể bạn đã gặp điều này
- Khi bạn chạy quảng cáo 2 triệu 1 ngày, bạn lãi 50% tức 1 triệu 1 ngày
- Khi bạn chạy quảng cáo 5 triệu 1 ngày, tỉ suất lợi nhuận thấp hơn là 30% nhưng bạn vẫn có tổng số tiền lãi là 1,5 triệu 1 ngày
- Bạn muốn làm gì tiếp theo?
- Bạn chạy quảng cáo 10 triệu 1 ngày, bạn hòa vốn! Thậm chí là lỗ.
- Bạn không biết điều gì xảy ra, bạn tưởng đã giàu tới nơi. Bạn thuê thêm nhân viên bán hàng, nhân viên đóng hàng, nhập nhiều hàng hơn, bạn nghĩ về tương lai với những điều to lớn.
- Nhưng có thể bạn không biết, Mở rộng quy mô kéo theo các vấn đề!
- Và đó là lí do bạn cần biết tới “Điểm Mở Rộng Quy Mô Hoàn Hảo”
- Nơi mà bạn đạt được tỉ suất lợi nhuận lớn nhất với mức công việc phù hợp nhất
- Mình sẽ viết 1 bài hoặc video chia sẻ rõ ràng với bạn hơn điều này sau
Bước 7: Duy trì việc bán hàng
Nếu muốn mở rộng quy mô tiếp, tìm và khai phá một thị trường khác. Nếu không, duy trì việc tạo ra nội dung và tối ưu các thành phần về sản phẩm, thông điệp quảng cáo, tỉ lệ chuyển đổi.
- Nhưng, bạn vẫn muốn tiếp tục mở rộng quy mô!
- Chúng ta sẽ cần phải nhìn theo nhiều khía cạnh và chọn cách mở rộng quy mô hợp lý!
- Có nhiều cách để mở rộng quy mô và tiếp tục tăng tiền hay bán nhiều hơn sản phẩm bạn đang bán có thể không phải là cách tốt nhất
Câu trả lời dài, nhưng đó là cách mà mình và đối tác vượt qua tình trạng bão hòa
Điều 2: Ảo tưởng về việc mở rộng quy mô và “đỉnh điểm” hoàn hảo khi mở rộng kinh doanh #
Ở bài viết trước, mình đã chia sẻ với bạn cái gọi là Sản Phẩm Bão Hòa gần như là một huyền thoại.
Vậy thì làm thế nào để vượt qua được vấn đề này và cách để một chủ doanh nghiệp, người kinh doanh và marketer có góc nhìn rõ ràng về bài toán mở rộng quy mô?
Đây là một bài viết dài và về cách để bạn có thể mở rộng quy mô.
Hãy đi vào chi tiết ngay.
Đầu tiên, Ngân Sách Marketing:
Hãy đến với cách chúng ta thường lập kế hoạch kinh doanh và phân bổ ngân sách cho Marketing
Có thể chúng ta bắt đầu với mục tiêu doanh thu của công ty, hoặc cũng có thể là bạn sẽ lập ngân sách Marketing dựa trên giá bán của sản phẩm sau đó bạn sẽ lập danh sách toàn bộ chi phí đi kèm, cuối cùng bạn đặt ra ngân sách Marketing bạn mong muốn hoặc có thể chi trả
Ví dụ:
- Doanh thu hiện tại của công ty là 1 tỷ
- Chi phí sản phẩm hoặc dịch vụ: 300 triệu
- Chi phí vận hành, nhân sự: 100 triệu
- Chi phí mặt bằng, văn phòng, khác: 50 triệu
- Chi phí vận chuyển, đóng gói đơn hàng, hoàn thành dịch vụ: 50 triệu
- Chi phí quảng cáo, Marketing: 200 triệu
- Lợi nhuận hiện tại: 300 triệu
Và ví dụ chúng ta mong muốn đẩy doanh thu lên 2 tỷ để kiếm về 600 triệu
- Doanh thu mục tiêu là 2 tỷ
- Chi phí sản phẩm hoặc dịch vụ: 600 triệu
- Chi phí vận hành, nhân sự: 200 triệu
- Chi phí mặt bằng, văn phòng, khác: 50 triệu
- Chi phí vận chuyển, đóng gói đơn hàng, hoàn thành dịch vụ: 50 triệu
- Chi phí quảng cáo, Marketing: 400 triệu
- Lợi nhuận mong muốn: 650 triệu
Mình biết ở đây sẽ có nhiều sai số, mỗi mô hình mỗi khác. Mỗi cách tối ưu chi phí mỗi khác. Thuê văn phòng to đẹp giá sẽ khác, tối ưu chi phí văn phòng sẽ khác. Thuê nhân sự nhiều kinh nghiệm sẽ khác. Thuê nhân sự mới và đào tạo sẽ khác.
Cái mình muốn nói là hãy nhìn vào con số ngân sách Marketing
Bây giờ mình sẽ chia sẻ tại sao những kế hoạch thế này hiếm khi hiệu quả nếu sử dụng kênh bán hàng chính là Quảng cáo trả tiền giống như Facebook, Youtube, Tiktok, Google, Instagram, v.v
Đầu tiên, chi phí Marketing sẽ không bao giờ gấp đôi hoặc tỉ lệ đồng đều với doanh thu
Ví dụ: Nếu bạn đang chạy quảng cáo 10 triệu 1 ngày và mang về 30 triệu doanh thu
Nếu bạn chạy quảng cáo 20 triệu/1 ngày thì doanh thu mang về thông thường nó chỉ là 45 triệu
Bạn kiếm ít hơn khi chạy nhiều hơn
Cái quái gì vậy? Tại sao lại thế?
Đây là lí do:
Hãy quên tất cả các thể loại kỹ thuật quảng cáo đi, dù bạn đang dùng kênh quảng cáo nào để bán hàng
3 Tâm lý học & Lý thuyết thị trường [Đặt biệt] #
- Bạn đang tiếp cận với những khách hàng lạnh lẽo và khó tính hơn
Đây là lý do mà các sản phẩm theo trend, hot trend hiệu quả trong thời gian ngắn. Sau đó biến mất hoặc thứ mà nhiều người gọi là “Sản Phẩm Bão Hòa”
Dù bạn đang kinh doanh ở sản phẩm, dịch vụ, thị trường nào đi chăng nữa
Luôn sẽ có một tệp khách hàng “nóng bỏng” mà bạn chỉ cần đưa ra sản phẩm, dịch vụ oke. Ưu đãi tốt là họ sẽ mua.
Không quan trọng là cách bạn tiếp thị thế nào. Bởi vì họ đã có sẵn nhu cầu rồi, đã muốn nó, đã hứng thú với nó. Hoặc đơn giản là họ là những khách hàng “dễ tính”.
Thích thì mua thôi, nghĩ gì nhiều!
Nhưng khi bạn đang tăng ngân sách quảng cáo và quy mô lên. Bạn sẽ đụng ngay nhóm những khách hàng khó tính hơn, họ lạnh lẽo hơn, nhu cầu của họ với sản phẩm ít hơn, họ mua hàng lý trí hơn rất nhiều.
Lúc này đơn giản là bạn cần nhiều nỗ lực hơn để tạo ra nhu cầu và tiếp thị.
Nó không đơn giản là 1 quảng cáo nữa. Nó giống như là nếu bạn gặp họ ngoài đời trực tiếp để bán hàng cho họ. Bạn chỉ cần nói 3-5 câu để bán hàng cho 1 người đã có nhu cầu sẵn. Bây giờ bạn cần phải nói 10-15 câu, 10-15 phút hoặc nhiều hơn để bán được hàng cho họ.
Họ hỏi ngược, hỏi xuôi, họ quan ngại thứ A, thứ B. Và bạn muốn bán được hàng cho họ, bạn phải xử lý hết sự từ chối đó.
Vậy điều gì xảy ra nếu nó xảy ra trên online?
Thay vì những khách hàng dễ tính chỉ cần xem 1 quảng cáo 2,3 lần và họ ra quyết định mua.
Những khách hàng khó tính hơn sẽ cần xem 5-7 quảng cáo, 10-15 điểm chạm, thời gian ra quyết định từ 2-14-90 ngày mới ra quyết định mua.
Điều đó có nghĩa là gì?
Nó có nghĩa là chúng ta sẽ mất nhiều tiền quảng cáo hơn để tiếp cận và thuyết phục họ!
Vậy chả phải sẽ rất hợp lý nếu chúng ta đang bỏ ra nhiều tiền hơn nhưng kiếm được ít tiền hơn khi tiếp cận nhóm người này sao?
Nếu bạn đang kỳ vọng chi phí Marketing giữ nguyên ở trên quy mô lớn ở trong bản kế hoạch! Nó đơn giản là đã thất bại ngay ở bước lập kế hoạch rồi.
- CPM của các nền tảng quảng cáo sẽ tiếp tục tăng và tăng và tăng
Thật là khó khăn khi phải nói điều này
Nhưng nếu bạn không biết điều này, bạn sẽ vật lộn với trò chơi quảng cáo online này mãi mãi
Dù bạn có đang làm quảng cáo tốt thế nào, tiếp thị tốt thế nào, Marketing tốt thế nào đi chăng nữa
Bạn sẽ liên tục thấy lợi nhuận của bạn tụt giảm theo từng năm nếu bạn không biết cách để đối phó với điều này
Bạn đang làm tốt hơn, chăm chỉ hơn, thông minh hơn và sẽ tiếp tục nhận được ít hơn!
Đây là lí do tại sao:
HỆ THỐNG ĐẤU GIÁ QUẢNG CÁO!
Giờ mình muốn bạn kiểm tra cách thức các nền tảng quảng cáo hoạt động
Dù bạn đang kinh doanh trên Facebook, Google, Youtube, Instagram, Tiktok, Shopee, Tiki, Amazon, v.v
Tất cả các nền tảng quảng cáo đó đều có chữ đấu giá, bidding, hoặc là đấu thầu gì đó
Nó có nghĩa là gì?
Giờ quay lại kế hoạch phân bổ ngân sách kinh doanh của bạn
Bạn hãy thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn giảm lương cứng của toàn bộ nhân viên công ty đi 20%?
Bạn hãy thử tính toán xem bạn cần phải bán thêm bao nhiêu đơn hàng để giảm được chi phí hàng hóa đi 20%?
Bạn hãy thử tính xem làm thế nào để bạn yêu cầu chủ nhà giảm giá thuê văn phòng đi 20% trong vòng 1 năm?
Bạn hãy thử nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tăng giá bán sản phẩm và dịch vụ của bạn lên 20% mỗi năm?
Và giờ hãy để ý chi phí Marketing, nó sẽ tự động tăng 20% mỗi năm hoặc nhiều hơn mà bạn không thể làm được gì và không thể tác động tới nó!
Tại sao? Why?
Bởi vì chi phí quảng cáo của bạn phụ thuộc vào việc những nhà quảng cáo đang quyết định và đặt ra giá cùng với nhau.
Đây là một cách vô cùng hợp lý và không thể phản biện để tăng giá
ĐẤU GIÁ = TĂNG GIÁ CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT
Đây là trò chơi của độc quyền, độc quyền và tăng giá.
Chiếm lĩnh thị trường và tăng giá.
Nền tảng có quyền tăng giá nhanh chóng trên quy mô lớn đến một điểm mà ai có khả năng chi tiêu nhiều nhất sẽ có được quyền hiển thị.
Nhưng Tài ơi, mình tưởng là các nền tảng quảng cáo luôn có điểm phù hợp, điểm chất lượng quảng cáo, cho phép quảng cáo của mình rẻ hơn nếu tạo ra chất lượng quảng cáo tốt?
Chắc chắn là chúng ta sẽ được thưởng dựa trên điều đó, sẽ thật là phiến diện nếu mình chỉ nói là hệ thống hoạt động dựa trên giá quảng cáo, và đó cũng không phải là cách nó hoạt động.
Tuy vậy đây là ví dụ mà mình sẽ muốn làm rõ:
Đầu tiên, khi bạn tham gia vào thị trường quảng cáo
Bạn đang không chỉ cạnh tranh với người bán cùng sản phẩm và dịch vụ của bạn
Bạn đang cạnh tranh với những người bán hàng ở lĩnh vực khác nữa
Một khách hàng có nhiều nhu cầu, và có những nhu cầu được trả tiền và tính phí nhiều hơn các lĩnh vực khác
Giả sử bạn đang bán áo phông, có thể bạn đang thắng phiên đấu giá của bạn so với một bên quảng cáo áo phông khác bằng nội dung hay
Tuy vậy bạn đang thua 1 cuộc đấu giá với những người chơi bảo hiểm, sức khỏe với số tiền quảng cáo chi tiêu vượt trội
Tiếp đó người chơi bán áo phông khác đang cố gắng làm nội dung gần hay bằng bạn, sau đó có bên nào đó đang nhảy vào copy bạn
Sau đó bạn sẽ phải chi tiêu nhiều tiền hơn cho một thứ đáng ra là 1 đồng thì thành 1,1 đồng và mọi người vẫn chơi như vậy cho đến khi có ai đó bỏ cuộc ở 1,2 đồng 1,3 đồng và 1,4 đồng
Nữa, bạn đang cạnh tranh với những người làm nội dung sáng tạo khác nữa. Quảng cáo của bạn rất hay, nhưng ngày nay phải cạnh tranh với sự chú ý của khách hàng với những người làm lĩnh vực sáng tạo
Những người không nhiều tiền bằng bạn nhưng đang tạo ra những nội dung rất rất hấp dẫn
Thay vì trước đây cứ 1000 người thì có 100 người xem video quảng cáo của bạn
Ngày nay bởi vì bạn phải cạnh tranh với cả những người sáng tạo khác nên cứ 1000 người thì chỉ có 50 người xem video của bạn
Rất rất nhiều thứ khiến cho quảng cáo của bạn đơn giản là đang hiệu quả trở nên đắt hơn rồi trở nên kém hiệu quả hơn và dẫn đến đắt đỏ đến mức bạn, hoặc ai đó phải bỏ cuộc
Bởi vì kể cả khi bạn không có đủ khả năng chi trả, trên thị trường, có ai đó vẫn đủ tiền để xuất hiện giùm bạn!
Và đó là lí do mà mọi người phải liên tục chạy đi khỏi Google, Youtube, và dần dần là Facebook sau đó liên tục tìm kiếm các nền tảng mới như là Tiktok, rồi tương lai sẽ có nền tảng A,B,C nào đó.
Không phải các nền tảng này không hiệu quả nữa.
Mà đó là nó đã đắt vượt quá khả năng chi tiêu của rất nhiều người.
- Những khách hàng giá trị nhất, có khả năng tài chính, sẵn sàng chi tiêu nhiều nhất có giá của họ
Đây là nơi mà bạn sẽ thấy tại sao tìm cách để có lead, data, tin nhắn, số điện thoại giá rẻ thường dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi thấp hơn!
Đơn giản là nếu khách hàng của bạn đang từ 28 tuổi trở lên
Bạn sẽ nhanh chóng có được nhiều số điện thoại và tương tác quảng cáo hơn nếu bạn để độ tuổi thấp hơn
Hoặc cố gắng làm các thủ thuật giảm giá thầu quảng cáo trông có vẻ hiệu quả như là clickbait, làm các ảnh thu hút nhưng thu hút sai đối tượng,v.v
Nhưng bù lại nhiều số điện thoại hơn, nhiều tin nhắn hơn, nhiều lượt đăng ký hơn và ít doanh thu hơn…
Đây là điều bạn có thể lưu ý và kiểm chứng:
Cố gắng để tiếp cận khách hàng rẻ trên quy mô lớn, đồng nghĩa đi đôi với việc giảm chất lượng khách hàng!
Đừng quên vế sau!
Mình biết có nhiều cách để giảm chi phí quảng cáo hay Marketing, nhưng đồng nghĩa hãy hỏi thêm
Chi phí quảng cáo rẻ đi, nhưng là ở quy mô nào?
Bạn chỉ cần thêm vế quy mô vào câu hỏi của mình và thấy ngay là nó sẽ có vấn đề trên quy mô lớn!
(Tất nhiên, tại thời điểm bài viết này đã có thêm nhiều cách để có thêm khách hàng với chi phí rẻ như là xây kênh Tiktok, Reels, Shorts, v.v – Nhưng đừng quên điều này, Miễn phí, thống trị, độc quyền và tăng giá. Lịch sử sẽ lặp lại) (Có nhiều cách để có thêm khách hàng, toàn bộ series bài viết của mình chỉ đang tập trung nói về sử dụng quảng cáo và cách để làm nó hiệu quả trên quy mô lớn)
Vậy thì sau khi đã biết 3 điều này về Mở Rộng Quy Mô thì chúng ta sẽ áp dụng vào việc đặt ra ngân sách Marketing thế nào?
Đây là cách:
- Tăng tiền quảng cáo để tiếp cận khách hàng lạ đồng nghĩa với việc càng tăng càng nhận lại ít trong ngắn hạn
- Sự thật là phũ phàng là khi bạn cố gắng tăng gấp đôi ngân sách quảng cáo, hãy tính số tiền mình chi ra để có được 1 đơn hàng hoặc khách hàng có thể tăng gấp rưỡi!
- Mỗi ngành mỗi khác, nhưng nó sẽ tăng trên quy mô lớn!
- Hãy thử đặt kế hoạch theo kiểu đó và bạn sẽ thấy.
- Hiểu đơn giản là ở quy mô 1 tỷ có thể ngân sách quảng cáo của bạn là 300 triệu
- Khi gấp đôi ngân sách quảng cáo bạn kỳ vọng nó có thể lên 2 tỷ
- Nhưng sự thật là nó chỉ có thể lên 1,5 tỷ…
(Các số liệu chỉ là minh họa, mình không biết rõ ngành của bạn hay sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ có số liệu kiểu thế nào)
Okay, vậy thì Tài ơi. Làm thế nào để xử lý được bài toán này?
Không lẽ cứ tăng ngân sách là kiếm được ít tiền hơn, tại sao nhiều người vẫn có thể chạy ngân sách rất lớn?
Chúng ta đến với điều thứ 2 của Điểm Mở Rộng Quy Mô Hoàn Hảo
Giá trị trung bình trên 1 khách hàng + khoảng thời gian khai thác họ #
Thông thường, khi lập kế hoạch Marketing. Chúng ta đang lập theo dạng lấy tiền đổi tiền.
Chi ra và lấy lại.
Hay đơn giản là kế hoạch để kiếm tiền ngay và lợi nhuận ngay.
Và với việc chạy trên quy mô lớn, điều này đơn giản là khó hiệu quả trong thời gian dài (Chúng ta phải liên tục tìm kiếm những thứ mới, lạ, có nhu cầu nóng bỏng)
Nếu chúng ta kỳ vọng bỏ vào 10 triệu lấy về 30 triệu.
Chúng ta cảm thấy ổn.
20 triệu lấy về 45 triệu, chúng ta cảm thấy ổn
Nhưng 40 triệu lấy về 60 triệu thì sao? Có nghĩa là ở đây chúng ta bắt đầu lỗ!
Vậy cách lập kế hoạch và tư duy theo đơn hàng, hay tiền đổi tiền đơn giản là khó hiệu quả.
Chúng ta cần chuyển qua việc là bỏ 10 triệu lấy về 30 triệu thành, 10 triệu tôi lấy về 30 triệu và có thêm bao nhiêu khách hàng!
Nó dẫn đến cách suy nghĩ hoàn toàn khác!
Đó là làm thế nào để có lời ngay từ đơn hàng đầu tiên thành làm thế nào để tôi có thể kiếm nhiều tiền nhất từ khách hàng này
Đó là nó!
Vậy thì cách chúng ta áp dụng thế nào?
Điều đầu tiên: Mình không bao giờ biết và cũng hiếm khi tính giá trị trọn đời khách hàng (Lifetime Customer Value)
Chúng ta chỉ cần tính đơn giản hơn như sau, đó là từ giá trị 1 đơn hàng là bao nhiêu?
Ví dụ 200.000đ 1 đơn hàng, chuyển thành trung bình cứ 100 khách hàng thì mỗi khách hàng sẽ chi tiêu bao nhiêu trong vòng 7 ngày, 30 ngày, 90 ngày!
Và đó là nó!
Ví dụ 200.000đ có thể là giá trị trung bình cho 1 đơn hàng đầu tiên
Nhưng khi bạn kiểm tra số liệu thì bạn có thể thấy là cứ 100 khách hàng trong vòng 7 ngày đầu thì trung bình mỗi người chi 250.000đ
Trung bình trong vòng 30 ngày thì mỗi người chi 350.000đ
Trung bình trong vòng 90 ngày thì mỗi người chi 500.000đ
Mình không biết rõ con số của bạn là bao nhiêu!
Nhưng cách suy nghĩ này sẽ dẫn đến lượng tiền bạn chi cho Marketing khác hẳn
Trước đây bạn chỉ có thể chi 50.000đ cho 1 đơn hàng
Ngày hôm nay, bạn có thể chi 150.000đ nhưng vẫn lời và lời rất lớn!
Bạn biết tiền sẽ về trong tương lai!
Và nói như thế này thì có vẻ bánh vẽ quá, nhưng đây là cách để chúng ta fix vấn đề này!
Không có không gian để nói về điều này quá nhiều, nhưng đây là cách mà mình làm
- Chuyển từ việc bán hàng dựa trên sản phẩm thành bán hàng dựa trên thương hiệu
Cách 1: Gán nhãn thương hiệu của bạn lên
Bây giờ bạn có thể thấy rất nhiều Local Brand làm cách này, nó đơn giản là đang có quyền sở hữu mối quan hệ với khách hàng nhiều hơn
Cách 2: Bán hàng bằng thương hiệu, tên của bạn
Bây giờ bạn có mối quan hệ với khách hàng, trước đây khách hàng mua hàng bởi vì sản phẩm. Bây giờ chuyển thành khách hàng mua hàng vì sản phẩm và VÌ BẠN!
- Chuyển từ mô hình kinh doanh 1 sản phẩm thành kinh doanh chuỗi sản phẩm
Cách 1: Hãy học upsell, bán thêm, bán chéo
Khách hàng mua đơn hàng đầu tiên là đắt đỏ, hãy tìm ra cách để bán thêm sản phẩm thứ 2, thứ 3, thứ 4
Cách 2: Trả lời câu hỏi rất chung chung này: Làm thế nào để khách hàng quay lại mua sản phẩm trong 7,30,90 ngày tới?
Câu hỏi này dẫn bạn đi theo điều sau
Thứ nhất: Bạn không thể bán sản phẩm đểu, kém chất lượng. Vì đơn giản là nó sẽ không hiệu quảThứ hai: Bạn sẽ cải thiện dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng để khách hàng quay lại
Thứ ba: Bạn sẽ tìm ra điều gì đó mà đối thủ của bạn không làm và kiếm tiền dựa trên đó.
Mình không biết cụ thể nó là gì trong lĩnh vực của bạn, nhưng câu hỏi chung chung này là vô cùng thần kỳ. Thử trả lời nó và bạn sẽ tìm ra điều gì đó.
Có nhiều cách để tăng giá trị trên 1 khách hàng và mình thấy đó là 2 cách dễ làm nhất. Hãy thử nhé.
Oke, đến với điều thứ 3.
Thứ 3: Khả năng giao sản phẩm và cung cấp dịch vụ
Hãy tính toán điều này trước khi bạn làm bất cứ điều gì để mở rộng quy mô
Nếu bây giờ có nhiều khách hàng hơn, có nhiều đơn hàng hơn thì mình có đủ hàng để giao không?
Nếu bây giờ có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ hơn thì mình có kịp tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân sự, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho lượng lớn khách hàng có thêm không?
Nếu bạn không giải được 2 câu hỏi này thì hãy chậm lại, không có gì tồi tệ hơn là bán được hàng mà không có hàng để gửi đâu…
Cuối cùng, chúng ta đến với điều thứ 4
Thứ 4: Dòng tiền, dòng vốn
Mở rộng quy mô kéo theo sức nặng về dòng tiền
Ngay cả khi bạn đã giải được bài toán về Marketing, Bán Hàng thì đây tiếp tục là thứ bạn cần giải quyết
Nó sẽ xảy ra
Bạn đang chi nhiều tiền quảng cáo hơn
Bạn đang nhập nhiều hàng hơn
Bạn đang tuyển dụng nhiều nhân sự hơn
Bạn gấp đôi lượng tiền mà bạn đang sử dụng hàng ngày lên
Hãy hỏi tôi cần bao nhiêu tiền để chi trả quảng cáo, nhân sự, nhập hàng, dự trù rủi ro quảng cáo chết, v.v
Có một vài cách mà bạn có thể áp dụng để cải thiện dòng tiền, dòng vốn
- Đàm phán với nhà cung cấp để công nợ
Khi bạn nhập hàng trên quy mô lớn và trong thời gian dài. Bạn có mối quan hệ với nhà cung ứng, sỉ, bên sản xuất. Hãy đàm phán công nợ và làm chậm thời gian cần phải trả tiền hàng hóa.
Đó là một cách
- Xây dựng tín dụng quảng cáo
Cái này thì tùy vào các bên quảng cáo mà bạn đang làm. Hãy xin tín dụng của bên quảng cáo.
- Xây dựng tín dụng cá nhân, ngân hàng
Tìm cách để hợp thức hóa thu nhập
Sử dụng các giao dịch, dòng tiền, chứng từ mà bạn có được trong quá trình mở rộng quy mô. Hãy hỏi thêm về các bên ngân hàng để mở rộng các dòng tiền từ tín dụng. Đó là 1 cách để bạn có thêm khả năng chi tiêu.
Và tất cả điều này giống như là một Checklist để các bạn suy nghĩ về thứ mà mình gọi là “Điểm Mở Rộng Quy Mô”
Mình không thể đi vào chi tiết cụ thể mô hình kinh doanh hay cách các bạn kinh doanh nhưng tựu chung lại nó có thể hoạt động ở tất cả mọi ngành nghề
Hãy dùng nó như là một checklist trong quá trình bạn suy nghĩ để mở rộng quy mô nhé
Và bây giờ để kết bài này, mình muốn chia sẻ tới bạn một chiến lược nâng cao Bonus
Chiến lược nâng cao bonus: Mở rộng quy mô tức là ngừng mở rộng quy mô đúng lúc
Mình đã thử và mở rộng quy mô rất nhiều, rất nhiều lần trong đó là fail
Và bây giờ mình đã hiểu vì sao, một trong những thứ khiến mình fail đó là giá trị khách hàng quá thấp
Khả năng chi tiêu cho Marketing quá yếu
Không có mối quan hệ với khách hàng
Hay là không nhìn được việc ngân sách Marketing sẽ tăng theo quy mô
Và tất cả những thứ đó cần thời gian, nỗ lực, tiền bạc và kỹ năng để có thể triển khai
Dù mình đã chia sẻ và bạn có thể thấy trước nhiều điều mà bạn không biết
Nhưng ngay cả khi bạn đã thấy nó, nó cần một tấn kỹ năng để làm tất cả điều này cùng lúc
Do đó nó dẫn đến: Bắt đầu một doanh nghiệp đã khó, mở rộng quy mô còn khó hơn rất nhiều
Nếu bạn nhìn ra rằng bạn không thể mở rộng quy mô với doanh nghiệp hiện tại của mình
Một chiến lược mà mình đề xuất là hãy ngừng mở rộng quy mô
Giữ nó thật nhỏ, giữ nó thật gọn và kiếm ra nhiều lợi nhuận nhất có thể
Đầu tư vào bản thân, xây dựng các đòn bẩy, đội nhóm và hãy nhảy vào bài toán mở rộng quy mô ngay khi bạn biết bạn có thể
Đó là lí do mà mình gọi đó là chiến lược nâng cao, biết mình không nên tham gia cuộc chơi đó từ đầu là một dạng kỹ năng khó học
Vì nó yêu cầu không chỉ là kỹ năng có thể thấy được tương lai mà là còn tinh thần nữa. Chúng ta cần một tinh thần mạnh mẽ để đi chậm hơn và biết rằng mình đang đi nhanh hơn.
Điều 3: Quảng Cáo Rẻ, Nhưng Phải Chất Lượng, Ổn Định Trong Nhiều Tháng-Năm Và Quy Mô Lớn #
Làm thế nào để có được data rẻ, hoặc cách để chạy quảng cáo giá rẻ trên Facebook?
- Là một trong những câu hỏi huyền thoại
- Và thường đưa mình vào ngõ cụt
- Thỉnh thoảng, nó hiệu quả
- Đa phần là không
- Hoặc nhanh chóng hết hiệu quả trong thời gian rất ngắn
- Và mình thì không muốn dành ra hàng giờ mỗi ngày cho quảng cáo Facebook để tối ưu.
Mình muốn tìm ra cách để các chiến dịch quảng cáo có thể có thêm khách hàng, ổn định và mang lại lợi nhuận cho mình
Vậy thì điều gì tạo nên một chiến dịch quảng cáo Facebook có lợi nhuận, ổn định và hiệu quả trong thời gian tính theo tháng hoặc năm?
Và không khiến bạn bị kiệt sức với “ma trận tối ưu kỹ thuật quảng cáo” thần thánh nào đó không hiệu quả?
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn 3 điều”
- Điều 1: Làm thế nào để có quảng cáo chi phí rẻ, nhưng chất lượng data cao
- Điều 2: Cách để giữ cho chiến dịch quảng cáo ổn định trong nhiều tháng, nhiều năm
- Điều 3: Làm thế nào để nó hiệu quả trên quy mô lớn, bạn có thể chi tiêu 5, 10, 20, 50 triệu hoặc nhiều hơn mỗi ngày
Mà gần như chỉ có 1% hoặc ít hơn những nhà quảng cáo, chủ doanh nghiệp, người làm Marketing ngoài thị trường hiểu và áp dụng vào công việc thực tế thành công
Đây có thể là bài viết quan trọng nhất mà bạn có thể đọc về quảng cáo Facebook để làm cho chiến dịch quảng cáo năm 2023 của bạn có lợi nhuận và mang lại nhiều khách hàng
Bài khá dài, hãy đọc hết nhé!
Cùng vào chi tiết ngay.
Yếu tố thành công 1: Quảng cáo rẻ nhưng phải chất lượng #
Làm thế nào để giảm chi phí quảng cáo?
Làm thế nào để có data rẻ?
Mình biết chỗ này có thể sẽ hơi thẳng thắn và có thể sẽ gây tranh cãi
Hãy cho mình thẳng thắn để bạn có thể nhận được nhiều giá trị nhất từ bài viết này nhé
Phần lớn, câu hỏi này sẽ dẫn bạn đến những “kỳ vọng không thực tế”
Tại sao lại không thực tế?
Ví dụ: Bạn muốn có data giá rẻ, thì chi phí quảng cáo của bạn đang là 1 triệu 1 khách
Nhưng bạn chỉ có thể lãi nếu data đó có giá là 500 nghìn 1 khách
Tức là bạn cần giảm chi phí quảng cáo đi 50%
Mình đã thử: target hẹp
- Target rộng
- Target đặc điểm người giàu
- Địa lý khu nhà giàu hay ở
- Lookalike
- Sau đó nhiều hơn là chạy quảng cáo mỗi vị trí Bảng tin
- Thu hẹp về thiết bị trên điện thoại và bỏ đi thiết bị máy tính
- Sử dụng các công cụ giúp quản lý chiến dịch quảng cáo tự động
Sau một thời gian thì mày mò liên quan tới các chiến lược giá thầu, bid tay
Bằng cách giật tít, thay đổi hình ảnh hấp dẫn hơn, đổi target hoặc giới hạn chi phí quảng cáo
Làm trang bán hàng landing page ngắn đi, cắt bỏ nội dung và đưa form điền thông tin tư vấn lên đầu trang
Và khi bạn đã tìm được cách giảm chi phí quảng cáo xuống 50%
Đột nhiên …
- Bạn không còn chốt được nhiều đơn và ký được nhiều hợp đồng nữa.
- Bạn thắc mắc tại sao khách bây giờ nhắn tin không trả lời, gọi điện thì khó chịu hỏi rất nhiều nhưng khi báo giá thì lại kêu đắt hoặc kêu suy nghĩ sau
Trang bán hàng và landing page tỉ lệ điền form để lại số điện thoại tăng lên khủng khiếp, nhưng sao tỉ lệ chốt đơn thì tụt một cách thảm hại
Phòng sale hoặc nhân viên sale bắt đầu kêu ca bạn chạy quảng cáo data lởm, khách không có nhu cầu, không có tiền, khách sao mà trẻ với ít tuổi, số điện thoại toàn số tào lao với gọi không nghe máy
Cuối cùng bạn nhận ra rằng, mình cần phải có cách để có data rẻ. Nhưng khách phải chất lượng.
Sau nhiều tháng thậm chí nhiều năm tìm kiếm điều này, bạn nhận ra điều này thật khó khăn
Con đường duy nhất bạn tìm thấy để có data chất lượng, với chi phí thấp đó là chạy quảng cáo và quên trả tiền
Nhưng bạn muốn trả tiền, bạn muốn chạy ổn định chứ không phải liên tục tạo quảng cáo rồi set lại. Nhưng sau tất cả sự nỗ lực đó là sự vô vọng. Bạn đã cố gắng nhưng không hiệu quả.
Vậy là bạn nghe ai đó nói rằng quảng cáo Tiktok đang ngon, Youtube đang ngon và bạn tìm kiếm những cơ hội mới hơn và để lại một nỗi ngán ngẩm
Quảng cáo Facebook đã bão hòa rồi.
Và cách bạn giải quyết được bài toán này là lúc mà bạn mở ra một chân trời mới với công việc quảng cáo online hay là kinh doanh của chính mình
Chúng ta cùng đi vào cách giải nhé
Trước tiên, chúng ta cần có góc nhìn mới về vấn đề quảng cáo giá rẻ
Ở phía trước, mình đã nói việc data rẻ và chất lượng là không thực tế
Vậy điều gì là thực tế?
Khi bạn thuê cửa hàng ở phố cổ Hà Nội, bạn phải trả đúng giá để thuê nhà ở phố cổ.
Bạn không thể đặt cửa hàng ở phố cổ nhưng lại muốn trả giá ở Hà Đông.
Khi bạn thuê cửa hàng ở Quận 1 Hồ Chí Minh, bạn không thể trả cái giá như là ở Quận 9.
Bạn muốn thuê cửa hàng ở trung tâm, nhưng chỉ chấp nhận trả giá bằng giá ở ngoại thành.
Đó là không thực tế
Một cửa hàng ở trung tâm và ngoại ô nhưng đông dân cư đi lại và đông đúc, về mặt tiếp cận hoàn toàn có thể có lượt tiếp cận giống nhau
Nhưng tại sao mọi người lại muốn thuê ở trung tâm nhiều hơn? Đó còn là chất lượng khách hàng nữa.
Chẳng phải những người dân hoặc khách du lịch đang sống ở quận trung tâm khả năng cao là sẽ có thu nhập cao hơn sao
Còn một yếu tố nữa đó là ý định, mọi người sẽ vào trung tâm và sẵn sàng chi tiêu cho ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí hay tóm lại là chi tiền nhiều hơn
Khi bạn muốn tiếp cận tới khách giàu, có khả năng chi trả, sẵn sàng chi trả, có nhu cầu với sản phẩm và dịch vụ của bạn
Bạn phải sẵn sàng trả giá, bởi vì tất cả mọi người khác đều có thể trả giùm bạn số tiền đó nếu bạn không trả.
Thậm chí, họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn và dành nhiều công sức hơn để dành giật lấy những khách hàng giá trị đó.
Nếu để tiếp cận tới 10,000 người này bạn phải trả 10 triệu
Thì đó là 10 triệu
Bạn không thể muốn trả 5 triệu và gặp 10,000 người này
Trừ khi bạn muốn phá giá cả thị trường và bạn thì không có siêu năng lực đó
Điều đó dẫn đến, cách để chúng ta giảm chi phí quảng cáo không thể nào là giảm chi phí quảng cáo, dẫn đến có thể chúng ta sẽ tiếp cận với khách hàng chất lượng thấp hơn được
Có ý nghĩa gì khi khách hàng của của chúng ta là những người trung niên và có thu nhập cao
Và chúng ta cố gắng tiếp cận những người trẻ tuổi và đang có những công việc đầu tiên?
Khi chúng ta chạy quảng cáo Facebook, chúng ta trả tiền cho CPM, hay còn gọi là lượt hiển thị
Tức là gần như chúng ta không thể mặc cả lượt hiển thị, bởi vì chúng ta đang đấu giá với những người khác nữa.
Nó giống như là có rất nhiều tranh giành nhau để thuê vị trí mặt bằng đắc địa ở trung tâm vậy.
“Tiền của tôi đây, hãy cho tôi thuê nhà của bạn”
Cách giảm chi phí quảng cáo
Con đường để giảm chi phí quảng cáo không phải là mặc cả CPM hay chi phí quảng cáo
Mà đó là từ 10 triệu chi phí quảng cáo đó, giúp chúng ta tiếp cận 10,000 người, và 10,000 người này cho chúng ta 100 đơn hàng, vậy chi phí cho một đơn hàng của chúng ta là 100 nghìn.
Và cách để giảm chi phí quảng cáo, đó là tiếp cận 10,000 người, và 10,000 người này cho chúng ta 200 đơn hàng, mỗi đơn hàng mất 50 nghìn.
Nó giống như là bạn đang thuê mặt bằng với giá 10 triệu mỗi tháng. Có 10,000 người đi qua cửa hàng của bạn mỗi ngày
Và bạn đang bán được 100 đơn hàng. Và bạn biết để có lãi thì bạn phải bán được 200 đơn hàng.
Bạn biết rằng bạn không thể giảm chi phí thuê mặt bằng được.
Do đó bạn chỉ có thể làm biển hiệu đẹp hơn, để nhiều người vào cửa hàng hơn.
Bạn bố trí cửa hàng hiệu quả hơn, để người mua hàng dễ chọn lựa sản phẩm hơn
Bạn nhập nhiều hàng đẹp và xịn hơn, để người mua hàng mua nhiều sản phẩm hơn trong một lần vào cửa hàng
Bạn tuyển dụng và đào tạo nhân viên tốt hơn để họ bán được nhiều hàng hơn hoặc thanh toán tiền nhanh hơn
Bạn hiểu ý tưởng này rồi chứ?
Vậy thì áp dụng trên môi trường quảng cáo online thế nào?
Chúng ta phải làm video quảng cáo tốt hơn
Trang bán hàng hoặc kịch bản chốt sale tốt hơn
Bán Upsell hoặc Tối ưu sản phẩm tốt hơn
Cùng lúc
Cùng là bài toán giảm chi phí quảng cáo, nhưng 2 cách tiếp cận là khác nhau
Một góc nhìn là chúng ta muốn giảm chi phí thuê nhà, hay là chi phí tiếp cận đồng thời dễ dàng dẫn đến giảm chất lượng khách hàng
Một góc nhìn là chúng ta giữ chi phí tiếp cận, nhưng cùng với từng đó tiền quảng cáo, sau đó chất lượng khách hàng vẫn ổn định và chúng ta tìm cách để chốt được nhiều đơn hàng hơn
Hay nói cách khác là: Làm thế nào để tôi thuyết phục giỏi hơn, là một câu hỏi định hướng đúng.
Và đó là cách mà chúng ta giảm chi phí
Quá rõ ràng rồi chứ?
Cách xử lý quảng cáo hiệu quả #
Mình có thể viết và viết nhiều hơn nữa về cách để tăng tỉ lệ chuyển đổi hay bán được nhiều hàng hơn
Nhưng trong phạm vi bài viết này có hạn, mình sẽ chia sẻ với bạn cách nhanh nhất, đơn giản nhất và vô cùng hiệu quả để bán được nhiều hàng hơn trên cùng một số người chúng ta tiếp cận
ĐÓ LÀ XỬ LÝ SỰ TỪ CHỐI BẰNG QUẢNG CÁO
Có thể bạn sẽ nghĩ tại sao lại là xử lý sự từ chối bằng quảng cáo?
Tại sao không phải là đợi khách hàng nhắn tin hoặc để lại thông tin rồi mình xử lý sự từ chối sau?
Thời thế đã thay đổi, rất nhiều nền tảng như Ladipage, Tiktok Shop, Shopee đơn giản là khách hàng thấy ưng thì họ sẽ nhảy vào đặt hàng thẳng luôn.
Nhưng nếu họ đã ưng rồi, nhưng còn quan ngại hoặc lo lắng gì đó khiến họ không mua thì sao?
Đương nhiên họ sẽ không điền số để mua hoặc tư vấn đâu.
Thậm chí nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn cần được tư vấn, họ muốn được tư vấn khi đã đầy đủ thông tin.
Nó giống như là khi bạn bán hàng trực tiếp, khách hàng có câu hỏi, quan ngại
Bạn sẽ trả lời được trực tiếp cho khách hàng
Nhưng khi dùng quảng cáo và tiếp cận cả nghìn người mỗi ngày. Bạn không làm thế được.
Và đây là điều bạn cần biết, khi có 1 người hỏi bạn về vấn đề đó thông qua tin nhắn, comment, điện thoại
Thì cũng có hàng tá người đã có câu hỏi đó trong đầu
Và vì họ chưa được trả lời nên họ không mua, và họ cũng không muốn nhắn tin để được tư vấn. Ngay cả khi hầu như nền tảng nào cũng hỗ trợ khách hàng nhắn tin hỏi han.
Và khi thấy bạn làm nội dung về điều đó, họ sẽ tương tác với quảng cáo và mua hàng
Cách mà khách hàng ra quyết định là thế đấy, không phải ai cũng muốn nói chuyện với người tư vấn đâu
Thế thì chúng ta sẽ ứng dụng thế nào?
Cách triển khai như sau:
- Hãy tìm trong phần bình luận, tin nhắn, hoặc cuộc gọi điện thoại của bạn có với khách hàng
- Cứ mỗi câu hỏi, hãy làm một nội dung quảng cáo để trả lời câu hỏi đó
- Sau đó, tiếp thị lại tới nhóm khách hàng đó bằng quảng cáo bạn mới tạo ra
- Ví dụ: Trước đây mình có bán các đồ chơi cho những người có ô tô
- Và họ luôn hỏi mình là đồ chơi của mình có hãng Toyota, Honda, Mer, vân vân mây mây không?
- Và mình làm một quảng cáo đơn giản để trả lời câu hỏi đó bằng thông điệp: “Đầy đủ tất cả mọi loại hãng xe” và kèm theo mội hình ảnh minh họa đơn giản
- Tiếp đó, mình tiếp thị lại những người đã xem video quảng cáo trên 50% và vào trang landing page của mình
- Quảng cáo đó tạo ra đơn hàng kinh khủng khiếp
- Đơn giản, và vô cùng vô cùng hiệu quả
Một cách tiếp cận khác nữa về xử lý sự từ chối mà bạn có thể sử dụng là sử dụng video cảm nhận của khách hàng
Dù bạn có nhận ra hay không, khi khách hàng đang tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của bạn
Họ luôn tự hỏi là: “Có ai khác đã sử dụng sản phẩm này không?”
Hay tâm lý phía sau luôn là: “Có ai khác, giống giống tôi đang sử dụng sản phẩm này không?”
Và khi bạn bán sản phẩm và dịch vụ tốt, chắc chắn bạn sẽ có những khách hàng hài lòng
Và việc tiếp theo của bạn là gì?
Hãy nhờ khách hàng quay giúp bạn một video cảm nhận. Và mình biết nhiều khách hàng rất ngại việc này và họ không có kinh nghiệm trong việc quay.
Thứ nhất là bạn có thể tạo ra một hướng dẫn quay video, sau đó nhờ nhân viên chăm sóc khách hàng hỗ trợ khách hàng quay
Thứ hai là về số lượng, bạn nhờ 20 khách hàng, sẽ có 6-10 khách hàng đồng ý quay, sẽ có 1-2 video cảm nhận chất lượng
Và với 1-2 video cảm nhận chất lượng đó, bạn bán được cả tấn.
Nó đơn giản chỉ là bài toán về số lượng thôi.
Mình có những video cảm nhận khách hàng chi tiêu hàng trăm triệu chỉ với 1 video.
Nó đáng giá lắm, bạn hãy làm đi.
Mẹo chuyên nghiệp: Bạn có thể tặng quà, tặng sản phẩm, tặng mã giảm giá khủng sản phẩm và dịch vụ khác để khuyến khích khách hàng làm video cho bạn
Và đó là 2 cách vô cùng hiệu quả để xử lý sự từ chối và giúp bạn bán được nhiều hàng hơn trên cùng một ngân sách quảng cáo, dẫn đến giảm chi phí cho một đơn hàng và khách hàng
Bây giờ chúng ta sẽ đến với góc nhìn tiếp theo về sự thành công của một chiến dịch quảng cáo nhé
Yếu tố thành công 2: Ổn định và tồn tại lâu dài #
Để mình hỏi bạn 1 câu:
Dường như nếu bạn đã từng chạy một chiến dịch quảng cáo
Bạn đã từng gặp vấn đề quảng cáo ngày 1, ngày 2 thì lãi
Sau đó, chất lượng data thấp dần
Quảng cáo bắt đầu đắt lên
Rồi hàng của bạn thì đang về, mà chi phí quảng cáo thì đã tăng cao
Bạn đã tuyển nhân viên để đào tạo, chuẩn bị thực hiện dịch vụ và sẵn sàng đáp ứng một lượng khách hàng nhiều hơn
Nhưng bằng cách nào đó, Facebook không để cho bạn yên
Chi phí quảng cáo tăng cao
Điều gì sẽ xảy ra nếu, chi phí quảng cáo có thể ổn định trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí hàng năm?
Hoặc nếu tăng, thì vẫn ở trong mức bạn có thể có lợi nhuận. Và không khiến cho bạn phải liên tục loay hoay tìm cách mới, kênh bán hàng mới, mà tập trung vào phục vụ khách hàng tốt hơn?
Chà, nếu bạn đã đọc bài điều 2 của mình. Bạn có thể đã nghe mình nói về vấn đề tình trạng CPM hay chi phí quảng cáo sẽ liên tục tăng trong hàng năm
Và dù bạn có thể làm tốt như thế nào đi chăng nữa, về cơ bản chi phí quảng cáo của bạn vẫn sẽ bị tăng
Vậy thì có phải điều hay ho ở đây là bạn có thể giữ bình ổn chi phí quảng cáo của bạn trong nhiều tuần, tháng, năm hoặc thậm chí tăng nhẹ
Cũng là một loại thành công sao?
Đâu phải nhất thiết quảng cáo rẻ là thành công!
Đó là bước ngoặt lớn trong cách chúng ta nhìn về một chiến dịch quảng cáo
Chúng ta cùng đến với cách triển khai
Cách 1: Sửa sản phẩm và dịch vụ #
Khi bạn mới bán sản phẩm và dịch vụ ra thị trường
Chưa ai biết tới bạn, chưa ai mua sản phẩm và dịch vụ của bạn, chưa ai sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn
Điều đó có nghĩa là gì?
Tức là chưa ai biết chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn thực sự là thế nào
Tức là sẽ không có ai nói tốt hoặc nói xấu về bạn và thương hiệu của bạn
Tức là rất nhiều người sẽ mua hàng của bạn với một tâm trí cởi mở
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu những người lần đầu tiên thấy quảng cáo của bạn, hoặc chuẩn bị ra quyết định mua hàng của bạn
Họ thấy bạn bè hoặc đơn giản là tìm hiểu xem có ai đã có sản phẩm và dùng dịch vụ đó chưa
Họ hỏi review
Họ đăng lên hỏi trong các hội nhóm Facebook
Họ được những người đó nói về việc sản phẩm và dịch vụ của bạn tệ thế nào
Họ nói về bạn phục vụ chán ra sao
Bạn nghĩ người đang chuẩn bị mua hàng hoặc họ thấy quảng cáo của bạn sau khi được nghe review như vậy sẽ nghĩ gì?
Có một điều mà ít người nhận ra đó là sản phẩm và dịch vụ của họ đang được truyền miệng rất nhiều
Mà là truyền miệng xấu
Mọi người sử dụng nhóm Facebook rất nhiều
Mọi người mua hàng đều có tính năng comment trên các kênh mạng xã hội của bạn
Mọi người đều có tính năng review trên các sàn thương mại điện từ Shopee, Tiki, Tiktok Shop
Điều tương tự xảy ra với quảng cáo Facebook
Nhưng nó xảy ra vô hình hơn vì chúng ta không có tính năng review rõ ràng như các sàn thương mại điện tử
Do đó không có nghĩa là nó không xảy ra
Nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn chưa đủ tốt
Khi quảng cáo và bán hàng tới nhiều người hơn, đơn giản là nhiều người sẽ biết hơn.
Nhiều người biết hơn thì sẽ có nhiều lời lan truyền tiêu cực hơn
Và cũng có thể bạn đã nghe, lan truyền tiêu cực nhanh hơn gấp 5 gấp 10 lần lan truyền tích cực
Vậy cách làm thế nào?
Cho mình thực tế được chứ?
Làm ra một sản phẩm/dịch vụ tốt và xuất sắc thật khó
Với nguồn lực ít, và kỹ năng hạn chế nếu chúng ta mới bắt đầu
Thậm chí là chúng ta đã kinh doanh trong nhiều năm
Tạo ra các sản phẩm xuất sắc thật khó biết bao nhiêu
Chúng ta không đủ nguồn lực để sản xuất sản phẩm chất lượng siêu cao
Chúng ta không đủ nguồn lực để thuê những người rất giỏi để thực hiện dịch vụ của chúng ta
Nguy hiểm hơn, chúng ta tự mặc định “sản phẩm của tôi rất tốt rồi” giờ chỉ cần tìm cách phân phối và bán hàng
Nhưng vậy có nghĩa là chúng ta không làm à?
Và nếu chúng ta nghiên cứu kỹ các công ty khởi nghiệp làm sản phẩm
Họ đều hướng tới một thứ gọi là sản phẩm khả thi tối thiểu
Nó không tốt đến mức xuất sắc, nhưng nó không tệ
Hay nói cách khác là đủ dùng
Sau đó họ sẽ liên tục cải thiện, và dùng lợi nhuận để tái đầu tư
Nghe không hấp dẫn lắm nhỉ
Nhưng mọi công ty đều ra đời với nguồn lực hạn chế
Không ai đủ khả năng làm ra những thứ xuất sắc thời điểm ban đầu cả
Lưu ý: Nếu bạn đang nói là sản phẩm của bạn rất tốt nhưng không biết Marketing, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao rất tốt mà lại không ai mua. Và nếu rất tốt đến mức người khác giới thiệu. Tại sao nó không phát triển với cấp số nhân.
Thường là do nó chưa đủ tốt.
Tiếp theo đó là chăm sóc khách hàng
Chúng ta muốn trả lời và chăm sóc khách hàng thật nhanh
Trả lời khách hàng nhanh và thẳng thắn giao tiếp hỗ trợ rất nhiều
Nếu khách hàng phàn nàn và chúng ta trốn tránh, đơn giản là họ sẽ hét lên và hét lên.
Và nếu chúng ta gặp trường hợp này
Thì bạn phải biết là chi phí quảng cáo sẽ không bao giờ ổn định nếu liên tục có lời truyền miệng tiêu cực trên thị trường
Nó sẽ đắt lên và đắt lên
Cách 2: Liên tục tạo quảng cáo mới #
Mình đã từng nói về vấn đề không có chuyện gọi là sản phẩm bão hòa, chỉ có vấn đề quảng cáo bão hòa
Và đây là nơi mà nó đặt chân đến
Mỗi quảng cáo chúng ta tạo ra, đang tiếp cận tới một lượng người nhất định
Do đó để một chiến dịch quảng cáo được hiệu quả và ổn định trong thời gian dài
Chúng ta cần liên tục tạo ra quảng cáo mới để quảng cáo cho một sản phẩm duy nhất
Ví dụ thế này, nếu bạn đang bán một chiếc áo phông có hình Mickey
Đơn giản là có người sẽ thích màu đỏ, màu trắng, màu đen, màu xanh
Nếu bạn chỉ đang liên tục quảng cáo áo màu trắng, thì sẽ đến một số lượng nhất định mà bạn sẽ tiếp cận hết nhóm người đó
Tương tự, nếu bạn đang chụp một bộ hình áo màu trắng quần đen
Thì bạn sẽ nhanh chóng đến một mức độ bị bão hòa
Khi có người thích phối áo trắng với quần đen
Và nếu bạn không tạo ra các mẫu quảng cáo tương tự, liên tục để bán cái áo màu trắng. Nó sẽ nhanh chóng hết hiệu quả
Đó là lí do để chạy một sản phẩm trong nhiều tháng, chiến dịch quảng cáo của bọn mình đang chạy cùng lúc cả tấn quảng cáo
Và mình biết, để tạo ra một quảng cáo chất lượng cao và liên tục không phải điều dễ dàng.
Mình ước gì có cách nào mà không cần phải tạo ra nội dung mới, nhưng mình nhận ra
Mình kiếm được nhiều tiền hơn nhờ những việc kiểu thế này, vì rất nhiều người ngoài kia đã lười tạo ra nội dung mới.
Họ nói sản phẩm bão hòa, và mình biết họ chỉ mới tạo ra 3 video để bán sản phẩm đó.
Nên họ phải liên tục đi tìm kiếm sản phẩm mới, hot trend mới.
Chúng ta bắt buộc phải tạo ra nội dung mới, nếu không thì chúng ta phải liên tục tìm hoặc tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới.
Không có cách khác.
Đây là cách tạo ra nội dung mới với ít nỗ lực hơn, ít phải thử nghiệm tốn kém chi phí hơn mà bạn có thể áp dụng ngay
Vào cách làm nhé
Đầu tiên, hãy tìm ra những quảng cáo đang hiệu quả nhất của bạn
Đó có thể là một video, một bài viết, một hình ảnh
Sau đó, hãy nhân bản quảng cáo đó.
Dưới một định dạng khác.
Ví dụ, nếu bạn đang có một hình ảnh quảng cáo về chiếc áo Mickey màu trắng, cùng với quần bò đen
Đơn giản là bạn có thể chuyển thể nó dưới dạng video, hãy làm một video show cùng sản phẩm đó dưới dạng video.
Đơn giản phải không nào?
Hãy đưa nó đến cấp độ tiếp theo?
Nếu nó đang ở dạng ngắn, hãy làm thêm dạng dài
Nếu nó đang ở dạng dài, hãy làm thêm nó ở dạng ngắn
Chú ý: Có thể bạn đã nghe ai đó nói quảng cáo dài thì ai xem, mọi người rất lười đọc bài dài và xem video dài.
Chắc chắn là không phải
Có nhiều kiểu người, có người cần rất ít thông tin và chỉ cần thấy thích là mua.
Nhưng đoán xem, bạn có nghĩ rằng có những người rất cẩn thận với túi tiền của họ. Họ xem rất kỹ, tìm hiểu review, tìm hiểu nhà bán hàng, tìm hiểu tính năng sản phẩm, họ sẽ làm nó vào việc gì, có được kiểm tra hàng không.
Mình có thể khẳng định chắc nịch rằng, bạn cần phải dùng cả 2
Dạng ngắn và dạng dài có thể giúp bạn tiếp cận cả 2 nhóm người đó và giúp bạn bán nhiều hàng hơn.
Tương tự, mình có thể nói với bạn rằng video bây giờ là vua
Nhưng khách hàng của mình đến từ dạng bài viết và hình ảnh là không ít
Có người đã quen xem nội dung với dạng video, tương tự như vậy cũng có người quen với việc đọc và hình ảnh, có người quen nghe audio
Nó giống như là, bạn học tập bằng điều gì?
Đọc bài viết này, xem video trên Youtube, hay nghe Podcast?
Hay 2 trong 3, hay cả 3?
Do đó bạn muốn dùng cả video, bài viết và hình ảnh để bán hàng
Bạn không muốn bỏ lỡ bất cứ tệp khách hàng nào.
Chà, bạn nghĩ là cách làm này sẽ khiến quảng cáo của bạn ổn định á?
Mình không nghĩ vậy
Cách làm này vừa sẽ giúp quảng cáo của bạn ổn định, rẻ đi và hiệu quả trên quy mô lớn!
Tóm lại: Tìm quảng cáo hiệu quả của bạn, và tạo ra ít nhất 2 phiên bản nữa.
Và thứ mà người khác gọi là bí thuật.
Bạn vừa đọc rồi đó.
Yếu tố thành công 3: Quảng cáo hiệu quả trên quy mô lớn #
Bạn đã bao giờ gặp trường hợp chạy quảng cáo 1,2 triệu thì lãi
Nhưng đẩy lên 5,10,20, 50 triệu thì hòa vốn hoặc lỗ sấp mặt không?
Bạn muốn chi tiêu nhiều hơn nữa, để kiếm được nhiều hơn
Rõ ràng là bạn có vốn, có hàng, có đủ nhân lực thực hiện dịch vụ, có đủ khả năng vận hành
Nhưng đời không như mơ
Càng đẩy ngân sách cao càng lỗ
Và chi phí quảng cáo tăng lên như xe pháo mã
Vụt lên mái nhà, và chúng ta quyết định an toàn hơn
Chạy nhỏ duy trì, tắt camp, hoặc đổi sản phẩm
Vòng lặp đó liên tục diễn ra
Và đây cũng chính là sự thành công của một chiến dịch quảng cáo mà chúng ta mong muốn
Chúng ta muốn tạo ra được khách hàng, doanh thu và lợi nhuận trên quy mô lớn
Vậy thì đây là những điều chúng ta cần nắm để có thể chạy quảng cáo trên quy mô lớn thành công
LƯU Ý QUAN TRỌNG: QUY MÔ CÀNG LỚN CÀNG DỄ DẪN ĐẾN CHI PHÍ QUẢNG CÁO TĂNG VỌT #
Mình không biết bạn đang làm trong lĩnh vực nào
Nhưng nếu bạn đang bán những sản phẩm giá 300 nghìn, nhập 100 nghìn và cố gắng chạy quảng cáo
Để kiếm tiền từ đó, bạn sẽ có một quy mô nhất định mà khi bạn chạy quảng cáo nhiều hơn bạn sẽ lỗ
Ví dụ quy mô 50 đơn 1 ngày, chi phí quảng cáo là 60 nghìn
Nhưng quy mô là 100 đơn 1 ngày, chi phí quảng cáo là 90 nghìn
Và nó có thể tăng tiến nhiều hơn nữa nếu chúng ta tiếp tục mở rộng quy mô
Đến một mức mà bạn sẽ lỗ, nếu tiếp tục tăng ngân sách quảng cáo
Ngay cả khi bạn đã làm rất nhiều nội dung
Lý do là bạn đang tiếp cận tới nhiều khách hàng chưa biết tới bạn hơn
Họ đa nghi, lý trí và cân nhắc nhiều trước khi mua hàng
Bạn đang cạnh tranh với những người khác nữa ở trên quy mô lớn hơn
CPM của nền tảng đang tăng mỗi năm
Đang trong thời diểm dịp lễ mua sắm của năm như là Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán
Tương tự, nếu bạn đang làm trong lĩnh vực dịch vụ
Bạn còn phải vượt qua rào cản, tại sao tôi lại làm dịch vụ của bạn mà không phải với chuyên gia khác?
Bạn có thể thực hiện một dịch vụ tốt, nhưng mà chi phí để chứng minh năng lực của bạn nếu dùng quảng cáo cho người lạ là một chi phí khổng lồ
Có cả tấn lý do để khiến quảng cáo đắt
Bạn có thể đọc lại bài điều 2 mình có nói về “Lý thuyết thị trường để tìm hiểu nhé”
Hãy để mắt tới chi phí tăng cao trên quy mô
Hiếm khi chi phí quảng cáo giữ nguyên nếu bạn chạy trên quy mô lớn
Và giờ mình cùng đến với cách triển khai nào
Vẫn u như kỹ, dưới đây là một cách làm đơn giản, hiệu quả, bị đánh giá thấp, ít người làm hiệu quả vì bỏ bước
Target tới [Các vị trí cơ hội cao] #
Nếu bạn đang sử dụng target vị trí quảng cáo Bảng tin, sau đó tắt hết vị trí khác
Nếu bạn đang sử dụng thiết bị di động và bỏ qua máy tính
Bạn đơn giản là bỏ lỡ rất rất rất nhiều khách hàng
Để mình giải thích
Không cần phải nói
Khi kiểm tra các dữ liệu trên trình quản lý quảng cáo
Thì chúng ta đều thấy nơi quảng cáo hiệu quả nhất và ra nhiều khách hàng, đơn hàng nhất thường là ở vị trí bảng tin newfeed, hoặc vị trí bảng tin video, hay là sẽ ra nhiều nhất trên thiết bị di động
Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là, các vị trí khác thì sao?
Liệu rằng không có ra số ở vị trí máy tính để bàn, thì không có khách hàng ở đó sao?
Chắc chắn là không!
Có phải bạn đã từng xem một video review ở trên Youtube, rồi lên Shopee mua hàng không?
Hay là bạn cũng đã từng thấy một video review trên Tiktok, rồi lên Shopee mua hàng?
Tương tự như vậy, có khi nào bạn đã thấy quảng cáo ở trên máy tính, nhưng vì lí do gì đó, khi xem lại quảng cáo đó trên điện thoại
Bạn mới nhấp vào mua!
Quá trình tương tự là xem trên điện thoại, sau đó gặp quảng cáo trên máy tính rồi mới mua
Đó là nó
Vậy thì “vị trí cơ hội là gì”?
Đó đơn giản là chúng ta sẽ target tới cả những vị trí quảng cáo mà ít người target nhưng nó hiệu quả
Hoặc đơn giản là tới các thiết bị mà ít người target nhưng nó hiệu quả
Vài mẹo có thể giúp bạn tăng đơn hàng mua sản phẩm và khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngay
Ở mục nhóm quảng cáo
Chúng ta target tự động vị trí
Tự động thiết bị
Và hãy để cho Facebook, Shopee, Tiktok và Google tùy kênh bạn bán làm việc
Nếu bạn đã áp dụng các cách làm ở phía trên mình chia sẻ
Mình tin là bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng, giảm chi phí quảng cáo, và hoạt động hiệu quả trên quy mô lớn
Chú ý: Nếu bạn bỏ qua các bước ở trên, làm mỗi bước này mà không hiệu quả thì đừng phàn nàn mình nhé
Đây là bước ai cũng làm được, và có thể bạn đã thử nhưng không hiệu quả.
Dễ hiểu mà, bấm 1,2 cái nút và kiếm được nhiều tiền hơn thì ai chả muốn.
Đúng cách làm rồi, nhưng thiếu các mảnh ghép quan trọng.
Tiếp nào, một cách làm khó, ít người biết và hiểu, nhưng vượt trội về kết quả từ khách hàng đến lợi nhuận trên quy mô lớn
Hoặc làm thông điệp content cho từng nhóm khách hàng #
Chà,
Nếu bạn đã quen với việc quen làm 1 vài quảng cáo chung chung
Hoặc cố gộp quá nhiều khách hàng vào trong 1 quảng cáo
Nó đơn giản sẽ là khó khăn
Cách làm này có thể đến từ thời quảng cáo ti vi phổ biến
Hàng triệu người cùng xem quảng cáo trên vtv 3
Chúng ta cùng xem một phim trên vtv, và sau đó chúng ta thấy chung một quảng cáo
Hay nói cách khác, thương hiệu và doanh nghiệp không có cơ hội để sử dụng quảng cáo cá nhân hóa
Hay là thiết kế riêng để thuyết phục một nhóm khách hàng riêng biệt nào cả
Họ bắt buộc phải dùng các thông điệp quảng cáo chung chung
Và chúng ta có thể vẫn đang dùng những tư duy đó cho quảng cáo của mình
Nhưng KHOAN, hãy dừng lại khoảng chừng 2 giây và ghi nhớ điều này
Nếu ai đó đã nói với bạn “Tương lai của quảng cáo là cá nhân hóa” thì hãy quên nó đi
Đó không phải là tương lai
Đó là bây giờ
“Trải nghiệm cá nhân hóa quảng cáo là ngay bây giờ”
Đó cũng chính là cách mà Tiktok đã sử dụng để vượt lên, phân phối nội dung cá nhân hóa cho từng người
Để tạo những nội dung riêng biệt cho từng tài khoản
Theo từng sở thích, địa điểm, thứ họ xem, thứ họ có thể quan tâm
Tiếp đến là các mạng xã hội khác học hỏi và nâng cấp thuật toán của họ
Hay nói cách khác, nếu quảng cáo của bạn chung chung. Bạn sẽ tiếp cận chung chung và không thể thuyết phục được ai hết
Nghe hay chứ?
Vậy thì làm thế nào để ứng dụng điều này?
Nó không phải là thêm trường “tên” vào phần email tự động hóa hay chatbot tự động nào đâu
Không phải “Chào Tài, sau đó là một trang email để giới thiệu sản phẩm”
Không phải là “Khuyến mãi dành cho những người tên ABC, XYZ”
Không phải là “Khuyến mãi cho những người ở thành phố 123, 456”
Đó là một trong những cách
Chúng ta sẽ sử dụng thứ mà mình gọi
TRẢI NGHIỆM TRÊN HÀNH TRÌNH
Sản phẩm và dịch vụ của bạn thông thường đang giải quyết một vấn đề
Hoặc cái gì đó mang lại niềm vui cho khách hàng
Nhưng dù là bạn đang giải quyết một nỗi đau, một vấn đề hay là mang lại niềm vui
Trên hành trình đó, khách hàng luôn có thể gặp một trải nghiệm gì đó khiến cho họ không đạt được hoặc chưa đạt được điều họ muốn
Và có rất nhiều khách hàng trên thị trường đã biết về sản phẩm và dịch vụ của bạn rồi
Họ hiểu sản phẩm và dịch vụ của bạn có tính năng chính, công dụng chính, kết quả chính là gì rồi
Nhưng mà tôi có vấn đề khác, trải nghiệm tồi tệ khác muốn giải quyết.
Ví dụ: Mình đã từng bán một sản phẩm có tên Đèn Xe Phát Sáng Logo Ô Tô
Bản chất là sản phẩm này không giúp giải quyết vấn đề gì cả
Nhưng khách hàng thấy món này hay hay vui vui
Vấn đề của sản phẩm này tạo ra là trước đó họ đã từng thấy một sản phẩm khác tương tự, nhưng phải lắp đặt và đấu nối vào xe rất phức tạp
Điều này gây ra phiền hà và họ không muốn như thế
Vậy thì sản phẩm của mình nhập bán đã được cải tiến hơn bằng cách là chỉ cần dùng pin thôi!
Và khi mình biết vấn đề đó, đơn giản là mình đã tạo ra các thông điệp và video quảng cáo riêng chỉ để dành ra và nói về việc
“Chỉ cần mở ra và dán vào cửa”
Nếu bạn đang bán các chương trình giảm cân hoặc thể hình thì sao?
Đừng đi vào những vấn đề lớn như là muốn giảm cân hãy sử dụng sản phẩm của tôi!
Nó không phải là thế
Đó là các thông điệp mà ai cũng sử dụng
Bạn có thể đi vào các vấn đề nhỏ hơn như
Giảm mỡ bụng, giảm mỡ tay
Bạn cũng có thể đi vào các vấn đề lúc khách hàng đang cố gắng giảm cân
Như là: Không biết nấu ăn thế nào, đây là cách và sau đó giới thiệu sản phẩm của bạn
Tiếp nữa có thể là: Tôi muốn ăn kiêng nhưng gia đình tôi thì sao?
Và với mỗi vấn đề nhỏ nhỏ như vậy, hãy tạo ra quảng cáo cho chính nhóm khách hàng đang gặp vấn đề đó
Bạn sẽ nhận thấy phép thuật đến với lượng khách hàng sắp tới của bạn, nếu bạn đào sâu vào những vấn đề nhỏ hay là những TRẢI NGHIỆM TRÊN HÀNH TRÌNH mà khách hàng sẽ trải qua
Cách để bạn có thể hình dung điều này tốt hơn là vẽ ra các trải nghiệm mà khách hàng sẽ trải qua trên hành trình
Mẹo chuyên nghiệp: Đừng giả định khách hàng sẽ tự trả lời và suy nghĩ được. Những câu hỏi đơn giản nhất, vấn đề đơn giản nhất, trải nghiệm đơn giản nhất thường là những nội dung giúp bạn bán được cả tấn hàng, thu hút được cả nghìn khách hàng mới.
Nó có thể là nơi mà họ sử dụng sản phẩm
Nó có thể là vấn đề nhỏ nhặt mà họ gặp phải trong quá trình giải quyết vấn đề
Nó đơn giản là một thứ khiến họ cảm thấy lười khi sử dụng
Và để kết thúc bài này
Mình muốn đưa ra một chiến lược nâng cao mà mình đã áp dụng rất nhiều
Tất cả chiến lược, góc nhìn hay là cách làm thực tế ở trên này, mình tin là nếu bạn đã đọc tới đây
Và bạn có thể đã trả rất nhiều tiền để đi học hay là tự mày mò
Nhưng vì lí do gì đó bạn chưa từng biết hoặc nghe tới nó
Mình muốn bạn hãy đưa nó vào thực tế để cảm nhận kết quả
Có những cách làm chỉ cần thay đổi vài nút bấm, có những cách làm bạn sẽ cần phải nỗ lực nhiều
Tuy vậy, mình không đưa thứ gì không hiệu quả vào bài viết này cả
Tất cả đều đã được kiểm chứng trong thời gian rất dài.
Trên rất nhiều lĩnh vực dù là sản phẩm hay là dịch vụ.
Mình muốn nó xứng đáng với sự chú ý và thời gian mà bạn đã bỏ ra để đọc bài viết này của mình.
Tuy vậy, để áp dụng điều này triệt để và trong thời gian dài.
Mình tin rằng điều mình sắp chia sẻ tới đây sẽ còn quan trọng hơn tất cả
Mình muốn chia sẻ lý do tại sao mình lại có thể giải những bài toán liên quan tới điều này
MÌNH ĐÃ DÙNG GÓC NHÌN CỦA RẤT NHIỀU VAI TRÒ
Bạn có thể thấy rằng, có những cách không phải là khó lắm
Bí mật ở đây là mình đã không giải những bài toán này với tư cách là một NHÀ QUẢNG CÁO hay là NGƯỜI CHẠY QUẢNG CÁO
Đừng hiểu sai ý mình, mình đã và vẫn đang là một nhà quảng cáo
Nhưng để giải những bài toán này, mình đã mượn rất nhiều ý tưởng từ những vai trò khác
Bạn có thể thấy rằng mình đã đưa những ý tưởng từ bán hàng qua
Những người bán hàng đều quen thuộc với việc xử lý sự từ chối, nhưng những nhà quảng cáo thì rất ít
Mình là một chủ doanh nghiệp và mình tính toán dòng tiền và lợi nhuận rất nhiều, nên mình đã đưa góc nhìn về lợi nhuận vào trong bài toán này. Việc data rẻ nhưng không ra tiền thì cũng chả để làm gì.
Mình cũng đã sử dụng góc nhìn của một người làm Marketing, mình có thể bắt lấy những nhu cầu với các nội dung “Trải Nghiệm Trên Hành Trình”
Mình cũng ở trong góc nhìn của người sử dụng sản phẩm và làm sản phẩm để hiểu được tại sao lời lan truyền tiêu cực lại ảnh hưởng tới chiến dịch quảng cáo
Mình nói điều này ra không phải để thể hiện hay khoe khoang
Mà để giải được bài toán này là
GÓC NHÌN CỦA MỘT NHÀ QUẢNG CÁO LÀ KHÔNG ĐỦ
Hình ảnh NHÀ QUẢNG CÁO thường làm cho chúng ta liên tưởng tới các cách làm tối ưu kỹ thuật
Chúng ta được dạy phải quan tâm tới CTR, CPM, Tần suất, Thiết bị, Target, Nhân Nhóm, Bật/Tắt quảng cáo, Tăng tiền kỹ thuật, bid thầu, bid tay, tối ưu fanpage, tối ưu phân phối chuẩn xác hơn
Ví dụ, mình đã từng được nghe những lời khuyên như là nên giữ tần suất thật thấp
Với lập luận là nếu một người đã thấy quảng cáo của mình nhiều lần mà không tương tác hoặc không xem thì họ không quan tâm và không có nhu cầu
QUẢNG CÁO CỦA BẠN ĐẮT VÌ TẦN SUẤT CAO LÀ MỘT HUYỀN THOẠI
Một người bán hàng sẽ không bao giờ nói là công ty đang Marketing và quảng cáo nhiều quá, khách hàng thấy thương hiệu nhiều quá thì đến lúc sale tư vấn sẽ rất là khó chốt
Một người làm Marketing sẽ không muốn quảng cáo hiển thị một lần, vì một người mà thấy thương hiệu đó trong nhiều ngày thì chiến dịch đó sẽ không hiệu quả. Họ nhớ thông điệp của thương hiệu thì họ sẽ không mua hàng nữa
Một chủ doanh nghiệp sẽ không nói là thương hiệu chúng ta nên xuất hiện ít lại, vì chúng ta xuất hiện nhiều quá sẽ kiếm được ít tiền hơn
Một người làm sản phẩm sẽ không nói là sản phẩm mình tốt quá, mình chỉ nên xuất hiện ít thôi. Nếu họ có nhu cầu họ sẽ tự mua
Vậy thì chẳng phải mấy cái chỉ số như là TẦN SUẤT ĐANG CAO HƠN BAO NHIÊU đó thì nên tắt đi là không hợp lý sao?
TẦN SUẤT BAO NHIÊU KHÔNG QUAN TRỌNG
CÁCH CÁI TẦN SUẤT ĐÓ DIỄN RA THẾ NÀO MỚI LÀ QUAN TRỌNG
Nếu bạn dùng 1 quảng cáo và chạy đi chạy lại 10 lần thì nó không hiệu quả là đúng
Nhưng nếu bạn tao ra 10 quảng cáo khác nhau, với định dạng và nội dung khác nhau, tiếp cận với các nhu cầu và vấn đề khác nhau, và xuất hiện 10 lần thì nó sẽ thế nào?
Nó giống như là “em đang làm gì đó” mỗi ngày vậy đó
Chúng ta cần xử lý bài toán quảng cáo với tư cách là
- Một chủ doanh nghiệp
- Một người làm sản phẩm
- Một người bán hàng và thuyết phục
- Một người làm Marketing
- Một nhà quảng cáo
Cùng lúc, đồng thời
Vậy thì cách thức thực hiện thế nào?
- Nếu tôi là một chủ doanh nghiệp, tôi sẽ giải quyết bài toán này thế nào?
- Nếu tôi là một người làm sản phẩm, tôi sẽ giải quyết bài toán này thế nào?
- Nếu tôi là một người bán hàng và thuyết phục, tôi sẽ giải quyết bài toán này thế nào?
- Nếu tôi là một người làm Marketing, tôi sẽ giải quyết bài toán này thế nào?
- Nếu bạn chưa ở vai trò này bao giờ thì sao? Ngay cả khi bạn là chủ doanh nghiệp nhưng bạn không làm Marketing hay bán hàng thì sao?
- Cho phép bản thân mình trở thành kiểu người đó, và làm.
Hoặc hỏi những người đang làm công việc đó những câu hỏi cụ thể như:
“Điều mà (Bạn sắp làm), họ thấy thế nào?”
Ví dụ như:
“Video quảng cáo chạy ra data đang đắt quá em à, anh nghĩ là chạy hình ảnh và viết bài sẽ rẻ hơn. Em thấy thế nào?”
Sau đó thì lắng nghe và hỏi sâu hơn nữa góc nhìn của họ
Và tất cả vị trí này cần thời gian
Mình đã trải qua tất cả vị trí này trong vòng 6 năm qua để viết bài viết này
Hãy kiên nhẫn
Cuối cùng, mình hi vọng bạn sẽ không bao giờ quên điều này
“Bạn không bao giờ có thể xử lý bài toán quảng cáo trên quy mô lớn, mang lại lợi nhuận và sự ổn định trong nhiều tháng-năm với tư duy của một người chạy quảng cáo hay làm Marketing. Nó đơn giản là không đủ công cụ.”
Nếu chiến dịch quảng cáo của bạn đang không hiệu quả
Hiếm khi đó là do kỹ thuật quảng cáo
Mình biết, ban đầu nó sẽ khó.
Không đơn giản chỉ là thay đổi cách làm, mình đã phải thay đổi vai trò của bản thân nữa
Và bạn có thể tự hỏi là: “Mình có thể giỏi tất cả những thứ này cùng lúc không?”
Mình không, mình làm cùng với team của mình nữa.
Mình có góc nhìn, chứ mình không có giỏi tất cả nha.
Hi vọng bài viết của mình xứng đáng với thời gian và sự chú ý của bạn.
Mình sẽ giúp bạn bán hàng Shopee tốt hơn ! #
Hiện tại, có rất nhiều bạn muốn bắt đầu kinh doanh online mà còn nhiều đắn đo và lo lắng
Vì thế nên mình đã quyết định thành lập nhóm. Đây là một cộng đồng cùng nhau học cách kinh doanh và bán hàng trên Shopee
- Nơi mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi
- Có những tài liệu và hướng dẫn chi tiết cách làm
- Còn nhiều người cũng mới bắt đầu và đang làm như bạn
Hoặc bạn cần:
- Một sự hướng dẫn chi tiết và tỉ mỉ hơn
- Thực hành tại chỗ và được mình kèm cho đến khi làm được
- Có thể bán được hàng và xây sản chuẩn SEO
- Học nhiều hơn về cách quảng cáo và tiết kiệm chi phí quảng cáo
- Hoặc đơn giản là bạn muốn gặp mình và cùng mình đồng hành bán hàng trên Shopee
Tóm lại !
Mình đã hướng dẫn cho bạn toàn bộ quy trình để thành công trên Shopee
Tuy nhiên, để thành công thực sự bạn cần phải thực hành thật nhiều lần thì mới thành thạo được
Đừng quên Follow kênh Facebook của mình để nhận thêm kiến thức và thông tin về Kinh doanh online nhé
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy bình luận vào bài viết này ở phía dưới và mình sẽ phản hồi bạn sớm nhất có thể
Chúc bạn gặt hái được thành công trong kinh doanh và thật nhiều sức khỏe