- Thuật toán Shopee
- Mục tiêu chạy quảng cáo Shopee Ads
- Công thức tính điểm xếp hạng
- Cách tăng điểm liên quan để cải thiện thứ hạng quảng cáo
- Lợi ích khi chạy quảng cáo Shopee
- Mục tiêu quảng cáo cho từng chỉ số quảng cáo
- 1. Mục tiêu hiển thị
- 2. Mục tiêu doanh số
- Tóm lại
- Cách mà quảng cáo Shopee tiêu tiền của bạn
- (1) SẢN PHẨM - YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT
- (2) LÃI HAY LỖ ĐỀU DO KỸ THUẬT ĐẶT GIÁ THẦU
- (3) LÊN TOP 1 LÀ DỄ - GIỮ TOP 1 MỚI KHÓ
- (4) BÍ QUYẾT GIA TĂNG X5 TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI
- Phân biệt Từ khóa tìm kiếm và Từ khóa mở rộng
- Chỉ số Quảng cáo Shopee Tốt là thế nào ?
- Chạy quảng cáo Shopee không ra đơn ? Do bạn hay Shopee ?
- (1) Do từ khóa không cắn tiền
- (2) Có lượt nhấp (Click) mà không ra đơn CIR Cao
- (3) Đã tối ưu nhưng CIR vẫn Cao
- (4) Quảng cáo hiệu quả CIR thấp
- [Tóm tắt] Quy trình chuẩn
- Mình sẽ giúp bạn bán hàng Shopee tốt hơn !
Là bạn trả tiền cho Shopee để được hiển thị sản phẩm bạn bán ở thứ hạng đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan tới sản phẩm ở: Trang tìm kiếm & khám phá. Quảng cáo hiệu quả cần: Tối ưu từ khóa, hình ảnh & mô tả sản phẩm, đặt giá phù hợp & đặt giá thầu hợp lý.
Mình hiểu được những khó khăn và lo lắng của bạn khi mới bắt đầu phải chi tiền cho quảng cáo:
- Bạn đã tích cóp khá lâu để dành cho sự nghiệp kinh doanh riêng của bản thân
- Bạn đã rất cần mẫn học hỏi nhiều kinh nghiệm và kiến thức nhưng chưa được hệ thống
- Bạn đã thử nhiều lần nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn mà chưa hiểu tại sao
Bạn cần biết rõ và chính xác để hiểu mình sẽ được gì, mất gì:
- Chi phí quảng cáo Shopee ads là bao nhiêu mỗi ngày
- Quy trình quảng cáo từ A đến Z và cách để tối ưu từng bước một
- Như thế nào là hiệu quả & thế nào là không và cách để xử lý khi quảng cáo đắt & rẻ
Trong bài viết này mình hướng dẫn bạn làm sao để:
- Bắt đầu chạy quảng cáo Shopee hiệu quả chỉ với 200k/ngày
- Cài đặt quảng cáo tìm kiếm & khám phá và đặt giá thầu tối ưu
- Quy trình xử lý khi quảng cáo rẽ & đắt như thế nào là hợp lý
- Cuối cùng là cách đo lường hiệu quả quảng cáo
Nào chúng ta sẽ có một bài viết hướng dẫn khá là dài, nên hãy tìm cho mình một chổ thoải mái, một ly cafe hoặc trà sữa gì cũng được …
Okay hi vọng là bạn sẽ có một trãi nghiệm tốt và chúng ta sẽ bắt đầu thôi !
Thuật toán Shopee #
Là cách thức vận hành và hoạt động của Shopee, có thể hiểu là luật lệ và khả năng của Shopee. Tương tự như một cái “Chợ” thì Shopee là “Chợ online” nên hầu hết cách vận hành là giống nhau, chỉ khác là nó:
- Tìm kiếm dễ dàng hơn
- Thanh toán và giá cả rõ ràng
- Tự động hóa mà không cần con người
Cho nên đây sẽ là những điều chúng ta cần hiểu về Shopee, vì sao nó được gọi là [Mô hình kiếm tiền tương lai]
- Shopee chỉ cần bạn điều hành trên điện thoại và một nhân sự kiểm tra đóng gói giao hàng
- Mọi người đều có điện thoại thông minh, chẳng có lý do gì họ không đặt hàng chỉ với 1 nút bấm cả
- Đặt biệt, 1688 và Amazon chính là điển hình của Shopee. TOP 1 là Amazon, TOP 2 là 1688 và TOP 3 là Shopee với khối lượng khách hàng truy cập mỗi ngày lên tới 100 triệu người
Okay, công thức sẽ là:
Thứ hạng tìm kiếm Ads/ điểm xếp hạng = giá thầu + mức độ liên quan “kể cả ads và lượt hiển thị tự nhiên cơ chế củng gần giống nhau”
Mình phân tích như sau:
Với cùng 1 sản phẩm bên Mình bán lâu mức độ liên quan tốt thì giá thầu chỉ có 400đ nằm ở vị trí thứ 1, cùng từ khóa đó nếu là 1 shop khác muốn vị trí thứ 1 là phải bid thầu tới 8.000đ/ 1 click hoặc hơn là chuyện thường
- Vì vậy chúng ta muốn có vị trí tốt nên tập trung vào tăng mức độ liên quan để giảm giá thầu, sau đây Mình xin chia sẻ cách làm của Mình đối với ngành hàng mỹ phẩm
- Mức độ liên quan là gì thì thật sự không có bất cứ 1 công thức nào chính xác, theo kinh nghiệm của Mình thì liệt kê 12 mục sau để tối ưu
1. Tên sản phẩm chuẩn SEO, Mô tả sản phẩm, Hình ảnh bắt mắt, … cái này nhiều bài viết trên gr này hướng dẫn khá kỹ rồi mọi người có thể xem lại hoặc tham khảo Shopee Uni giúp Mình nha
2. Từ khóa liên quan đến sản phẩm: ví dụ sản phẩm là kem chống nắng mà bạn đấu thầu là váy chống nắng hoặc từ áo chống nắng thì độ liên quan sẻ thấp hơn Bạn đấu thầu chính xác từ kem chống nắng
3. Tỷ lệ click (CTR) mong đợi: CTR thể hiện tỷ lệ phần trăm số lần người mua nhấp chuột vào quảng cáo của bạn sau khi thấy nó trên trang kết quả tìm kiếm. ví dụ như mục 2 khách muốn mua áo chống nắng chẳng hạn khi search vào từ đó sẻ thấy sản phẩm Bạn là kem chống nắng thì tất nhiên sẽ có người tò mò click vào nhưng tỷ lệ click sẻ rất thấp -> lâu dần độ liên quan sản phẩm và từ khóa mất đi thì với từ khóa đó sản phẩm của bạn sẽ lùi về trang sau , tương tự khách kiếm từ khóa đúng từ kem chống nắng thấy sản phẩm Bạn hiển thị họ click vào đúng sp họ cần-> thì Họ click vào nhiều hơn-> độ liên quan ngày càng cao
4. Tỷ lệ chuyển đổi (CR) mong đợi : CR cho biết tỷ lệ chuyển đổi sang đơn hàng: Nếu từ khóa khóa -> đơn hàng càng cao thì độ liên quan càng cao ( phần này nếu tối ưu mục 1 sẻ tăng tỉ lệ chuyển đổi, thì mức độ liên quan sẽ tăng
5. Giá 1 yếu tố cực quan trọng: theo Mình không có giá cao hay thấp mà phải là giá hợp lý
Vì khi khách tìm kiếm từ khóa xung quanh sản phẩm chúng ta luôn có rất nhiều sản phẩm cùng loại kế bên vì vậy 1 cái giá hợp lý so với khách hàng cảm thấy ok họ sẻ mua hàng
6. Tham gia chương trình khuyến mãi của Shopee/Shop: Nếu Sản phẩm đang năm trong chương trình MKT nào thì cũng được công thêm mức độ liên quan như các chương trình shopee của ngành hàng, hay chương trình của shop như Mua kèm deal sốc, mua tặng quà, … hay có thêm voucher hay sản phẩm đang trong giỏ hàng Livestream
7. Shop Mall / Shopee yêu thích +/ Shopee yêu thích / Shopee thường / Shop vị phạm sao quả tạ và tỉ lệ phản hồi củng ảnh hưởng đến đến mức độ liên quan
8.Tổng số lượng đã bán ra và số lượng bán ra trong 30 ngày củng cộng vào mức độ liên quan
9. Tỉ lệ đánh giá/ số bán , tổng số đánh giá -> tất nhiên càng cao mức độ liên quan càng tốt
10. Vị trí địa lý: Mỗi khác ở vùng miền khác nhau sẽ có kết quả khác nhau, vì Shopee sẻ tiếp cận khách hàng và shop những vùng gần nhau có giá tốt hơn về vận chuyển nên thú tự hiển thị cũng khác nhau
11. Tham gia các gói của Shopee: Free Ship/ hoàn xu củng ảnh hưởng khá nhiều về bộ lọc cũng như độ liên quan
12. Traffic ngoại sàn: Những shop nào có luồng traffic ngoài sàn nhiều thì Shopee tất nhiên cũng biết được và ưu tiên những shop đó nhiều hơn về mức độ liên quan
- Ngẫu nhiên lên top , cái này là lượt hiển thị ngẫu nhiên của Shopee để Shopee đo đếm được độ liên quan. ( cài này slot (vị trí gian hàng) hơi ít mà lại quá nhiều shop trên shopee nên Mình khó kiểm soát được )
Và tất nhiên nếu 12 mục trên Shop nào làm được thì quá tốt, còn không thi phần nào tốt thì nên làm nhanh và mạnh đặc biệt là mục 8,9 Mình thấy cần làm nhiều nhất.
Đặc biệt những ngày lễ, sự kiện trong tháng, trong năm (Gọi tắt là Spike days) thì Shopee lương traffic (Lượng khách hàng) khá nhiều, voucher cùng nhiều nên tỉ lệ chuyển đổi cao bạn nên tăng giá thầu lên 10- 20% so với ngày thường nhé:
- Chuẩn bị tồn kho nhiều một chút
- Thay ảnh bìa Sản phẩm
- Trang trí shop theo chủ đề của mùa sự kiện đó
Đến đây nếu bạn cần mình khám Shop bạn đang có vấn đề gì thì có thể nhắn tin cho mình
Mục tiêu chạy quảng cáo Shopee Ads #
Là bán hàng. Tuy nhiên, phải kết hợp với thuật toán Shopee để tối ưu chi phí quảng cáo thấp nhất mà vẫn đạt được thứ hạng hiển thị cao. Gồm: Công thức tính điểm xếp hạng, cách tăng điểm thứ hạng và 4 yếu tố liên quan đến hiệu quả thứ hạng
Nhiều người thường hay có suy nghĩ rằng cứ chạy quảng cáo là sẽ có đơn, rồi khi chạy không ra đơn thì lại đổ tại chạy không hiệu quả.
Quảng cáo mục đích chỉ là để đưa sản phẩm của bạn tiếp cận khách hàng, để khách hàng nhìn thấy thôi còn khách hàng người ta có mua hay không thì phải là do sản phẩm của bạn.
Vậy để đánh giá hiệu quả của quảng cáo nên đánh giá xem nó có làm được nhiệm vụ của nó là tiếp cận người dùng không, có lượt hiển thị hay không?
Công thức tính điểm xếp hạng #
Thứ hạng QC = Giá thầu x Mức độ liên quan
Công thức này chắc chẳng còn ai lạ gì nữa rồi.
Ai cũng muốn tăng thứ hạng, thứ hạng cao thì mới có nhiều người nhìn thấy, nhưng mà ai cũng muốn giảm giá thầu chạy sao cho rẻ mà vẫn “hiệu quả”.
Vì vậy chỉ còn 1 chỉ số để ta tăng lên đó là “Độ liên quan”.
Cách tăng điểm liên quan để cải thiện thứ hạng quảng cáo #
Điểm liên quan thì sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố:
- Tối ưu tên mô tả, hình ảnh video
- Tối ưu lượt bán, đánh giá
- Tỉ lệ click
- Tỉ lệ chuyển đổi
- Thời gian xem trung bình
- Tỉ lệ thoát trang
- Tỷ lệ thêm giỏ hàng
Lợi ích khi chạy quảng cáo Shopee #
- Tăng hiển thị (lượt xem) cho sản phẩm, shop của bạn khi khách hàng tìm kiếm từ khóa giống hoặc liên quan
- Có dữ liệu để đo lường hiệu quả cách vận hành shop hiện tại (tỷ lệ click, chi phí/ đơn hàng, chi phí/ click, …) để có phương án khắc phục hoặc tối ưu
- Đây không phải là công cụ trực tiếp tăng doanh thu, quảng cáo chỉ là công cụ hỗ trợ các shop thay đổi, chỉnh sửa lại nội dung truyền tải đến KH (mô tả sp, ảnh, kịch bản chat) và cách vận hành phù hợp nhất với KH để tăng tăng doanh thu.
- Giống như bạn chạy quảng cáo fb hay chạy chuyển đổi landing page vậy, quảng cáo chỉ tăng thêm traffic còn chuyển đổi được hay không phần lớn nằm ở sale, còn shopee có nhiều yếu tố khác ngoài sale tác động như ảnh, giá của sản phẩm, review, dịch vụ của shop,…
Mục tiêu quảng cáo cho từng chỉ số quảng cáo #
Mỗi người khi chạy quảng cáo Shopee sẽ có những mục tiêu khác nhau, nhưng mình sẽ gom chung lại thành 2 mục tiêu chính:
- Mục tiêu hiển thị
- Mục tiêu doanh số
Với 2 mục tiêu này, khi chạy quảng cáo chúng ta cần bám sát mục tiêu, và để đạt hiệu quả, mỗi mục tiêu cần phải bám sát các chỉ số trong quảng cáo.
1. Mục tiêu hiển thị #
Với mục tiêu này, có 3 chỉ số chúng ta cần quan tâm là:
- Số lượt xem: Là số lần sản phẩm xuất hiện trên kết quả tìm kiếm
Mục tiêu của chúng ta là: càng nhiều khách hàng tiềm năng nhìn thấy sản phẩm của chúng ta càng tốt. (khách hàng thấy không mất tiền)
- Số lượt click: Là số lần khách hàng click vào sản phẩm khi sản phẩm xuất hiện trên kết quả tìm kiếm
Mục tiêu của chúng ta là: càng nhiều khách hàng click vào sản phẩm của chúng ta càng tốt càng tốt (với 1 ngân sách cố định)
- Tỉ lệ click (CTR): là chỉ số đo lường tần suất click vào sản phẩm, CTR = số lượt click/ số lượt xem
CTR càng cao thì càng hiệu quả
Với mục tiêu hiển thị chúng ta cần quan tâm và theo dõi 3 chỉ số này để đánh giá hiệu quả của quảng cáo.
Giao diện shopee có thể xem đồng thời 3 chỉ số này giúp chúng ta có thể đánh giá hiệu quả quảng cáo một cách tốt hơn.
Nếu lượt hiển thị ít thì có thể do sản phẩm chưa đủ mức độ liên quan hoặc giá thầu chưa đủ cạnh tranh, chúng ta kiểm tra lại ngay.
Nếu lượt xem nhiều mà số lượt click ít thì có thể do từ khóa chạy không liên quan đến sản phẩm, ảnh đại diện không thu hút, sản phẩm ít lượt mua, lượt đánh giá … chúng ta cần phải tối ưu lại ngay.
2. Mục tiêu doanh số #
Với mục tiêu này, chúng ta có 4 chỉ số cần quan tâm theo dõi:
- Ngân sách quảng cáo: Tổng số tiền tối đa mình sẽ chi cho quảng cáo.
- Chi phí quảng cáo: Số tiền thực tế đã chi cho quảng cáo
Ở đây chúng ta cần phải đạt giới hạn ngân sách quảng cáo cho từng sản phẩm để chi phí không vượt quá mục tiêu ngân sách đề ra, đồng thời phải tối ưu để chạy cho hết ngân sách hàng ngày trong vòng 24 giờ.
- Doanh thu: Doanh thu bạn nhận được từ khách hàng mua sản phẩm quảng cáo
- Chỉ số ROI và CIR: Chỉ số đo lường hiệu quả của quảng cáo
ROI = Doanh thu/chi phíROI càng lớn, hiệu quả quảng cáo càng tốt (lợi nhuận cao) và ngược lại
CIR = Chi phí/doanh thu
CIR càng nhỏ, hiệu quả quảng cáo càng tốt (lợi nhuận cao) và ngược lại
Việc theo dõi bám sát các chỉ số này giúp tối ưu quảng cáo tốt hơn.
Bật mí một xíu là sắp tới, quảng cáo shopee sẽ có 1 cải tiền mới là ghi nhận thêm: Lượt chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi và chi phí trung bình cho mỗi lượt chuyển đổi trên giao diện quảng cáo.
Chúng ta cũng sẽ đánh giá được hiệu quả từ quảng cáo qua các chỉ số này.
- Lượt chuyển đổi: Số khách hàng mua sản phẩm khi click vào sản phẩm
Nếu người mua click vào nhiều sản phẩm quảng cáo và mua chúng trong vòng 7 ngày trong cùng một đơn hàng, mỗi sản phẩm quảng cáo sẽ được tính là 1 lượt chuyển đổi.
Doanh thu từ việc khách hàng mua các sản phẩm khác trong cửa hàng của bạn sẽ được tính cho quảng cáo được người mua click vào cuối cùng trong vòng 7 ngày.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Số khách hàng mua sản phẩm (lượt chuyển đổi) trên tổng số khách hàng click vào sản phẩm
- Chi phí trung bình mỗi lượt chuyển đổi: Trung bình mỗi chuyển đổi thì tốn bao nhiêu tiền
Chi phí trung bình mỗi lượt chuyển đổi = Tổng chi phí / lượt chuyển đổi
Ở đây, sẽ có nhiều bạn thắc mắc hỏi làm thế nào để biết dành bao nhiêu tiền cho quảng cáo để đạt hiệu quả.
Cái này thì mình không biết nha, tùy mỗi shop bán hàng gì và chiến lược như thế nào để dành ngân sách.
Tóm lại #
Mình nói khá nhiều về con số, nên để nói nôm na dễ hiểu để bạn dễ hình dung ngay, ít phức tạp hơn sẽ là
Mình xác định doanh số tháng 6 này sẽ đạt 1 tỷ, mình sẽ dành tối đa 100tr cho marketing (Là 10%)
Trong đó:
- 60tr mình dành cho QC shopee
- 40tr dành cho traffic ngoại sàn như Facebook, Zalo ads, Google ads, Youtube hoặc Tiktok
Mình để tháng đó tiêu hết 100tr và đạt được tổng doanh thu 1 tỷ là được
Dừng một chút ở đây khi bạn cảm thấy khó hiểu với nhiều thuật ngữ chuyên môn mà mình đã đề cập ở phía trên thì bạn hãy xem bài viết này để nắm chi tiết nền tảng trước đã nhé
Cách mà quảng cáo Shopee tiêu tiền của bạn #
Khi bạn đã chạy ads Shopee đủ nhiều sẽ hiểu là quan trọng nhất là làm cho quảng cáo tiêu được tiền theo đúng kế hoạch của mình, doanh thu sau đó sẽ tự đến.
Bởi quảng cáo Shopee là 1 cái mỏ vàng giúp chúng ta tiếp cận với khách hàng – những người đã có sẵn hành vi mua sắm, và đã được Shopee giáo dục suốt những năm qua về việc mua hàng.
Mình đã từng chạy quảng cáo cả Facebook, Google, Tiktok,… các thứ thì thấy chạy quảng cáo Shopee là dễ nhất.
Nhờ công Sơn Tùng, Bảo Anh, Hoài Linh, thầy Park, và hàng nghìn tỷ Shopee đã đổ ra giáo dục người tiêu dùng về việc mua sắm suốt những năm qua.
Ở vị trí 1 nhà bán hàng trên Shopee, quan trọng nhất là làm sao để có thể tiêu tiền trên Shopee thật nhiều để ra được nhiều hơn.
Không phải cứ muốn tiêu tiền là quảng cáo sẽ cắn đâu, bạn cũng phải ở 1 level nào đó thì Shopee mới cho bạn tiêu tiền, hãy hiểu điều đó trước tiên.
Và sau đây, mình xin chia sẻ hành trình cá nhân về việc làm sao để đưa tiền cho Shopee tiêu hộ và kiếm về tỷ đồng doanh thu/tháng/1 shop.
- Chọn sản phẩm và từ khóa: Đây là yếu tố rất quan trọng. Bản chất quảng cáo của Shopee dựa trên việc người dùng tìm kiếm từ khóa, kể cả khám phá thì cũng dựa trên lịch sử tìm kiếm và xem sản phẩm của người dùng.
- Thế nên nếu chọn sản phẩm không có thị trường, từ khóa không có ai tìm kiếm, thì làm sao mà tiêu tiền được đây???
- May mắn là Shopee cung cấp cho chúng ta 1 công cụ rất hay ho đó là Quân sư bán hàng [Trong phần báo cáo ở kênh người bán]. Ở đây cung cấp cho bạn những sản phẩm đang trend, từ khóa đang trend, những yếu tố đang được quan tâm nhiều.
- Với 1 lưu ý nhỏ đó là hãy cẩn thận với những ai tạo thị trường ảo bằng việc buff đơn, buff số ảo,…
- Giá sản phẩm: Nếu bạn không có khả năng cạnh tranh về giá, thì tốt nhất đừng chạy quảng cáo.
- Bán hên xui thi thoảng có đơn thì OK, chứ bản thân người dùng Shopee rất thông minh.
- Họ rất chịu thêm vào giỏ hàng, so sánh giá, áp mã,… nên phải làm song song marketing với quảng cáo
- Định vị của Shopee là mua rẻ thì mua ở đây rồi, nên đừng cố gắng bán quá đắt. Nếu không bạn phải áp dụng tốt mô hình sản phẩm phễu giá rẻ thu hút khách hàng rồi mới bán sản phẩm giá cao sau
- Quảng cáo tự động: Hãy để Shopee “làm việc” cho mình. Shopee Ads tự tối ưu khá tốt, bởi vì hệ thống có vẻ khá là hiểu người dùng muốn gì. Thế nên đừng bỏ qua tính năng này.
- Những từ khóa để chạy thủ công có thể dùng để test theo ý đồ riêng.
- Cái này bạn nào chạy chuyên thì không cần nói cũng biết.
- Còn bạn nào mới thì nói sâu thêm cũng không để làm gì. Phía dưới bài sẽ chia sẻ thêm nhé.
- Nghiên cứu thị trường: Bản chất của chạy quảng cáo Shopee đó là từ khóa, mà từ khóa xuất phát từ nhu cầu khách hàng.
- Thế nên việc nghiên cứu rất là quan trọng nhết, bạn phải xem kỹ các từ khóa có lượng tiềm kiếm trong 1 tháng có đủ hay không [Xem trong phần quảng cáo tìm kiếm]
- Nếu lượng tìm kiếm <100 thì ổn, <100 thì không cần quảng cáo bán sản phẩm đó, chỉ làm bạn tốn thêm tiền mà thôi
- Nhu cầu thị trường thay đổi liên tục, nếu làm tốt khâu này coi như có thể ăn chặt không sợ ai luôn :)))
(1) SẢN PHẨM – YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT #
Đừng xem sản phẩm chỉ là 1 sản phẩm, hãy coi đó như là 1 bài viết – thứ mà sẽ thuyết phục khách của bạn mua hàng
- Ảnh sản phẩm chính là ảnh thu nhỏ, ảnh hiển thị của bài viết. Yếu tố này đương nhiên không thể bỏ qua.
- Ảnh sản phẩm phải rõ ràng, hấp dẫn, đầy đủ, thuyết phục. Nếu tốt nhất thì nên có cả Call to action kích thích chuyển đổi trong đó.
- Để ra 1 ảnh sản phẩm tốt thì nên có test liên tục, chứ nhiều khi cái mình nghĩ là đẹp khách hàng xem xong chẳng hiểu gì.
- Shop mình từng test cả 10 cái ảnh thumbnail mới chọn được 1 cái mà mang lại tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất.
- Tên sản phẩm chính là tiêu đề của bài viết. Mọi người biết là đôi khi chúng ta đọc bài viết chỉ cần đọc tiêu đề là đủ, và không có nhu cầu đọc thêm đúng không?
- Thế nên là bao nhiêu tinh hoa cũng cần chắt lọc và dồn hết vào đây. Không chỉ cần rõ ràng, mà còn cần phải thực sự lôi cuốn.
- Và quan trọng là test nhiều để ra cái tốt nhất. Tức là test ra đâu là hình ảnh được khách hàng yêu thích, không phải là làm 1 lần là thành công, nên phải thử, nó sẽ ra được cái độc quyền, cái chất của riêng bạn mà không ai bắt chước được
- Các chỉ số khác cần phải được tối ưu, nhìn thật là đẹp lung linh: Quan trọng nhất là giá, sau đó là đánh giá người dùng, lượt bán, phân loại hàng, nguồn gốc sản phẩm.
- Những yếu tố này tích tiểu thành đại giúp quảng cáo của chúng ta tốt hơn.
- Khách hàng hiểu bạn có đầu tư cho hình ảnh họ cũng tin tưởng bạn làm ăn tốt, dù sao cũng là online không có thấy mặt nhau thì hình ảnh sản phẩm vẫn là ưu tiên nhất
- Mô tả sản phẩm: 3-5 dòng đầu rất là quan trọng, bao nhiêu tinh hoa cũng dồn hết trên này nhé. Mọi người thường đọc bấy nhiêu là bỏ qua thôi.
- Đánh giá về sản phẩm: 3-5 đánh giá đầu tiên, chữ + có hình ảnh video cũng rất quan trọng. Đừng bỏ qua yếu tố này.
(2) LÃI HAY LỖ ĐỀU DO KỸ THUẬT ĐẶT GIÁ THẦU #
Giai đoạn đầu, chúng ta cần đặt giá gần với Shopee đề xuất để test xem người ta nhìn thấy sản phẩm mình ở trên top thì họ có click vào không?
Việc xuất hiện ở Top 1 có thể mang lại tỷ lệ chuyển đổi như thế nào? Đây là lý do nên đặt giá thầu cao.
Tuy nhiên, cũng cần tránh để giá thầu cao 1 cách quá vô lý. Nó sẽ cắn cả đống tiền của mình mà không ra cái gì.
- Để giảm giá thầu thì cần điểm chất lượng sản phẩm (đã nói ở mục 2) phải cao cộng thêm việc phải phù hợp với từ khóa. Nên cái này đôi khi cũng cần tính toán.
- Nếu giá thầu quá cao thì mình có thể ép giá, để giá thấp, và tìm những từ khóa phù hợp với giá đó. (song song với việc để Shopee tự tối ưu quảng cáo)
- Đôi khi chúng ta cần phải xác định bỏ ra 1 khoản phí để “học” hành vi người dùng với những sản phẩm quan trọng, có ngân sách để quảng cáo.
- Những sản phẩm không có nhiều ngân sách thì cứ cài đặt giới hạn, trông đợi vào việc Shopee tối ưu, và lấy công làm lãi nghiên cứu từ khóa, chọn từ khóa dài, ít cạnh tranh.
(3) LÊN TOP 1 LÀ DỄ – GIỮ TOP 1 MỚI KHÓ #
Chỉ cần đặt giá thầu cao vô đối là có thể lên được top 1, nhưng giữ top 1 – tức là có tiền để đặt giá thầu cao mãi, hay là có doanh thu để duy trì quảng cáo, mà vẫn giữ được top thì mới là vấn đề.
Lúc này, tỷ lệ chuyển đổi – tức là người ta click vào quảng cáo xong người ta hành động gì tiếp theo mới là vấn đề.
Điều quan trọng nhất là làm sao người ta click vào là phải mua, không thì phải thêm vào giỏ hàng, đừng để người ta thoát.
Điểm quảng cáo sẽ bị giảm xuống.
Như thế sẽ giúp được quảng cáo của chúng ta giữ top trong việc hiển thị.
Lưu ý: nhiều người không để ý đấy là Người ta có thể click (Nhấp) vào và đi xem sản phẩm khác trong shop, vì thế nên setup voucher, flash sale, mua kèm deal sốc, mua tặng quà cũng rất quan trọng,…
Quảng cáo Shopee tính toán hiệu quả doanh thu đến từ cả những sản phẩm khác nữa, thế nên nếu vận hành tốt, setup chương trình tốt, thì cũng là 1 điểm cộng lớn cho việc tăng tỷ lệ chuyển đổi.
(4) BÍ QUYẾT GIA TĂNG X5 TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI #
Làm sao để người ta xem quảng cáo và click vào là:
- Lựa chọn sản phẩm hot
- Từ khóa hot
- Đặt giá đấu thầu hợp lý
- Tiêu đề hấp dẫn
- Hình ảnh hấp dẫn
- Giá cả hợp lý (Cao hơn so với đối thủ nhưng bạn phải có Freeship, hoàn xu, Combo hoặc Deal sốc)
Làm sao để người ta thêm vào giỏ hàng là:
- Giá cả hợp lý, rẻ càng tốt để làm sản phẩm phễu, rồi bán sản phẩm khác
- Flash sale (nhanh nhất)
- Voucher chương trình khuyến mãi
- Nội dung mô tả sản phẩm chi tiết và thuyết phục
Làm sao để người ta mua là:
- Flash sale,
- Voucher,
- Giá tốt,
- Trả lời inbox tốt, nói chuyện tin nhắn phản hồi nhanh, tôn trọng & lịch sự
- Chương trình giảm giá combo, tặng Voucher Free Ship cho khách hàng trung thành [Marketing mã giảm giá khách hàng trung thành trong phần Marketing có bạn nhé]
- Gửi tin nhắn tặng Voucher và gợi ý Mua kèm Deal sốc
Làm sao để người ta đánh giá là:
- Chăm sóc khách hàng qua inbox (nhắn tin)
- Gọi điện để xin đánh giá
- Thư gửi kèm sản phẩm đang khuyến mãi hoặc xin đánh giá trong gói sản phẩm
Làm sao để người ta xem & mua sản phẩm khác là:
- Chương trình mua kèm deal sốc
- Combo tặng kèm,
- Voucher khuyến mãi
- Mini Game của Shopee (Khi bán trên 3.000 đơn hàng bạn sẽ được Shopee mở tính năng vòng quay may mắn cho khách hàng trên Shop của bạn)
- Chăm sóc khách hàng
- Đương nhiên sản phẩm khác cũng cần giá tốt
Phân biệt Từ khóa tìm kiếm và Từ khóa mở rộng #
Với từ khóa chính xác: Quảng cáo của Shop sẽ chỉ hiển thị khi người dùng tìm kiếm chính xác từ khóa Shop đã thiết lập.
Với từ khóa mở rộng: Quảng cáo của Shop sẽ xuất hiện trên Trang kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các cụm từ là biến thể có liên quan đến từ khóa mà Shop thiết lập (cùng ý nghĩa, cùng ngành hàng…), ngay cả khi các cụm từ đó không chứa từ khóa Shop thiết lập.
Ví dụ: cùng với một từ khóa “áo thun”
- Khi từ khóa này được thiết lập là từ khóa chính xác, quảng cáo sẽ hiển thị khi khách hàng tìm kiếm với cụm từ “áo thun”, “ÁO THUN”, “ao thun”, “AO THUN”
- Khi được thiết lập là từ khóa mở rộng, quảng cáo có thể hiển thị khi khách hàng tìm kiếm với các cụm từ “áo thun”, “áo thun nam”, “áo crop top”, “áo sơ mi”,….
So sánh 2 loại từ khóa:
- Từ khóa chính xác có độ hiển thị thấp, chỉ tiếp cận đúng nhóm khách hàng tìm kiếm từ khóa nên sẽ giúp Shop kiểm soát chi phí tốt.
- Từ khóa mở rộng có độ hiển thị cao, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn; vì vậy tốn chi phí nhiều hơn (Giá thầu cho loại Từ Khóa Mở Rộng sẽ cao hơn 20% so với loại Từ Khóa Chính Xác)
Gợi ý giúp Shop chọn loại từ khóa phù hợp:
- Dùng kết hợp cả Từ Khóa Mở Rộng và Từ Khóa Chính Xác để tối đa hóa số lượng truy cập trang sản phẩm của Shop
- Với những từ khóa ngắn, phổ biến và khá chung chung, được nhiều người sử dụng để tìm kiếm sản phẩm như “áo len”, “khăn”, “son”, “áo thun”, v.v.
- Shop hãy cân nhắc thiết lập từ khóa chính xác. Khi khách hàng sử dụng những cụm từ phổ biến này để tìm kiếm sản phẩm, có thể thấy rằng họ cũng chưa định hình cụ thể sản phẩm mình muốn, do vậy mà tỷ lệ chuyển đổi sẽ thấp.
- Thiết lập từ khóa chính xác sẽ giới hạn hiển thị QC và do vậy giúp Shop kiểm soát chi phí tốt hơn.
- Với những từ khóa dài, có nhiều mô tả chi tiết liên quan đến sản phẩm như “son dưỡng trị thâm”, “chảo đáy từ lòng sâu”, v.v.
- Shop có thể cân nhắc thiết lập từ khóa mở rộng để tăng khả năng hiển thị của quảng cáo; vì những từ khóa dài có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn và có độ cạnh tranh thấp hơn so với các từ khóa chung chung.
Mách Shop
- Khi Shop chạy QC với từ khóa mở rộng, Shop có thể xem lại lịch sử các cụm từ mà khách hàng dùng để tìm kiếm sản phẩm trong báo cáo chi tiết.
- Shop có thể dễ dàng lọc ra những cụm từ được dùng để tìm kiếm nhiều nhất, từ đó tối ưu từ khóa cho quảng cáo của mình
- Shop chỉ nên chọn những từ khóa liên quan trực tiếp đến sản phẩm chạy quảng cáo.
- Ví dụ: với sản phẩm ốp điện thoại iPhone 8, hãy thêm từ khóa “ốp điện thoại iPhone” hay “ốp điện thoại iPhone 8”; không nên thêm những từ “iPhone” hay “iPhone 8” để tiết kiệm chi phí.
Chỉ số Quảng cáo Shopee Tốt là thế nào ? #
Quảng cáo tốt là quảng cáo tạo ra nhiều lợi nhuận nhất thế thôi. Các Bạn nên chạy ít nhất 5-7 ngày mới đưa ra 1 cái đánh giá chính xác nhất.
Hiện tại shopee đã gộp chung từ khóa tìm kiếm và khám phá vào chung nên dễ theo dõi và so sánh hơn
Trong quảng cáo có rất nhiều chỉ số , Theo Mình các Bạn nên tham khảo thường xuyên và chỉ chú trọng cho Mình các chỉ số sau:
- Số lượt xem
- Số lượt Click
- Chi phí
- Lượt chuyển đổi
- Số sản phẩm bán ra
- GMV ( tổng doanh số sản phẩm bán ra từ quảng cáo )
- ….
- Có 1 cái cuối cùng mà mọi người hay mắc phải là : Tổng doanh thu gian hàng/ tổng chi phí quảng cáo
- Vậy cách tính như thế nào là đúng như thế nào là sai:
Ví dụ:
1 Sản phẩm bán 100k, nhập 80k + 10k phí sàn + đóng gói = 90k Bạn chạy quảng cáo chi phí 20k
- Bán được 1 đơn : lỗ 10 k
- Nếu bán được 2 đơn : lời 10 k
Theo mình chỉ có giá giá trị trong thời gian đó thôi không quá nhiều ý nghĩ cho 1 chiến dịch dài hơi
Khi Khách vào bằng quảng cáo thì GMV (Doanh thu, chỉ số do Shopee viết tắt là GMV) được tính theo các trường hợp sau:
1, Mua 1 sản phẩm – GMV = 100 k
2, Mua 2 sản phẩm – GMV = 200 k
3, Mua hàng xong huỷ – GMV = 100 k
4, Mua hàng kèm theo 1 sản phẩm khác giá 50k – GMV = 150k
Vậy chúng ta cần tối ưu:
[Chi phí càng thấp, và GMV càng cao là tốt]
Nhưng đời không như là mơ điều đó có thể không xảy ra với bạn thì sao:
✔️ Vì quảng cáo cần thời gian cân chỉnh mới đạt được độ ổn định và cần thời gian ít nhất là 7 ngày mới ra được kết quả chính xác
Và chúng ta cần nhìn xa trông rộng, không nên xem doanh thu đến từ quảng cáo hay xem tổng doanh thu gian hàng và cần lấy lỗ làm lãi mình sẽ nói ở dưới.
Sau đây là 1 số tư duy trước khi chạy quảng cáo bên mình:
- Lên quảng cáo rồi cân chỉnh về từ khoá vị trí, thời gian là 7 ngày là mới đưa ra đánh giá chính xác
- Mình nói về 1 chiến dịch lỗ nhé, vì nếu lời thì bạn cũng sẽ không có thắc mắc gì với mình cứ vậy mà vít không cần suy nghĩ nhiều nữa cứ để cho quảng cáo chạy mà thôi
Bạn chạy 1 sản phẩm hết chi phí là 1000k bán được 100 đơn và mỗi đơn bạn lỗ 5k – tính ra lỗ 500k/100 đơn.
✔️ Vậy Bạn còn nhận được gì?
Tất nhiên bạn có được 100 khách hàng – nhận lại 50-60 đánh giá và 100 khách hàng đó bạn chăm sóc tốt lần sau họ quay lại mua hàng.
Bạn sẽ đỡ tốn tiền quảng cáo nửa chứ phải không ?
✔️ Bạn có 60 đánh giá sau 1 thời gian bán hàng
Có phải Bạn sẽ dễ bán hơn không?
Lúc bạn có nhiều đánh giá tốt, tỉ lệ khách mua hàng cao – CTR càng cao và CIR càng thấp – chi phí thấp
- Nếu các Bạn vừa lên cảm thấy lỗ rồi tắt quảng cáo vội thì chắc chắn không có 100 khách, không có 60 đánh giá, không có 60 khách quay lại
- Tất nhiên chúng Ta cũng không quá ỷ y, nên cân nhắc giá thầu từ thấp đến cao và nhớ phải cân chỉnh lúc đầu cho phù hợp với ngân sách)
✔️ Xem tổng quan gian hàng
Vì sản phẩm bên Mình lên đều có 1 tỉ lệ % nhất định dành cho MKT
Ví dụ:
Là 10 %: ok nếu chạy hết 1 triệu bán được 10 triệu ok tốt, nếu cao hơn cần xem lại ngay
✔️ Thời gian để test sản phẩm
- Cần ít nhất 7 ngày và các Bạn để ý, những ngày trước sale và cuối tháng QC sẽ cao hơn bình thường nhiều vì khách hay bỏ vào giỏ hàng và đợi sale hay MGG rồi mới đặt mua 1 lần.
- Và những lúc dịch bệnh như thế này bên vận chuyển cũng khó khăn nên Chúng Ta cũng cân nhắc ngân sách và mở tất cả các bên vận chuyển để tăng khả năng giao hàng.
- Còn nếu 1 sản phẩm bạn chạy, cân chỉnh các kiểu và vẫn không ra đơn hay toàn lỗ nặng – Nên xem lại nguồn hàng, giá, nhu cầu khách hàng, tệp khách hàng đã ổn chưa.
- Nếu không ổn thì tắt quảng cáo sản phẩm đó đi tìm kiếm sản phẩm khác ngon hơn chạy
Chạy quảng cáo Shopee không ra đơn ? Do bạn hay Shopee ? #
Do Shopee khi khách hàng trên Shopee không có nhiều nhu cầu với sản phẩm bạn bán. Do bạn không tối ưu đúng thuật toán trên Shopee. Tóm lại, nó bao gồm nhiều yếu tố gồm: Sản phẩm, giá cả, hình ảnh, mô tả, quảng cáo, đặt giá thầu, xác định từ khóa khóa và lượng tiềm kiếm.
(1) Do từ khóa không cắn tiền #
Bạn sẽ cần xác định xem nguyên nhân không cắn tiền là do đâu.
✔️ Trường hợp từ khóa có lượt xem nhỏ hoặc bằng 0
- Nguyên nhân: Vị trí hiển thị còn thấp, do mức giá thầu mình cài thấp quá không lên được.
- Ở đây mình khuyến khích vị trí lý tưởng là trong trang 1, hoặc cùng lắm là vị trí 1-2 đầu trang 2 là được
- Phương án giải quyết: Tăng giá thầu để cải thiện thứ hạng (nên tăng từng chút, khoảng 20% một lần).
- Nếu đã tăng lên mức cao khoảng 1,5k mà vẫn chưa có lượt xem, nên chuyển từ khóa đó qua từ khóa mở rộng.
- Cài giá thầu về 1k rồi tiếp tục theo dõi, khi bắt đầu có lượt xem mà đắt quá thì sẽ giảm giá thầu về dần mức tối thiểu 400đ.
✔️ Trường hợp từ khóa có lượt xem nhưng không có click
- Nguyên nhân: Hình ảnh không nổi bật, giá bán cao hơn các sản phẩm cùng loại hiển thị bên cạnh, từ khóa chạy không liên quan đến sản phẩm hiển thị.
- Phương án giải quyết: Hãy mở tab ẩn danh tìm kiếm theo từ khóa cần tối ưu, hãy đặt mình vào tâm thế của một người đi mua hàng, đánh giá xem sản phẩm của mình đang gặp vấn đề ở đâu và khắc phục ở đó.
- Có một lưu ý ở đây, nếu như sản phẩm của bạn giống sản phẩm của đối thủ thì bạn phải có một ưu điểm gì đó để cạnh tranh với đối thủ.
- Có thể là hình ảnh đẹp hơn sẽ kích thích thị giác hơn, có lượt bán cao hơn, giá rẻ hơn,…
✔️ Trường hợp đã làm hết tất cả các bước trên mà vẫn không hiệu quả.
Lúc này bạn nên xóa từ khóa đó đi để tập trung làm các từ khóa khác ngon hơn. Hoặc cao hơn là chọn sản phẩm khác.
(2) Có lượt nhấp (Click) mà không ra đơn CIR Cao #
CIR cao là Lợi nhuận / giá bán. CIR càng cao lợi nhuận càng thấp nên CIR là chỉ số quan trọng đối với chủ Shop cần lưu ý
Lúc này sẽ cần xác định mục đích của chiến dịch quảng cáo là gì ?
- Là kéo traffic về cho shop mới, kế hoạch lỗ như thế nào, mục tiêu lợi nhuận ra sao.
Trường hợp lỗ nhưng trong kế hoạch hoặc chạy sản phẩm phễu lỗ
- Nguyên nhân: Đã nằm trong kế hoạch dự tính trước của người chạy với mục đích chính là để kéo traffic cho shop. Với các sản phẩm phều thì biên độ lợi nhuận thường nhỏ, giá bán thấp.
- Phương án giải quyết: Đối với việc lỗ trong kế hoạch thì chỉ cần để đó theo dõi tiếp. Với các sản phẩm phễu nên tối ưu SEO để có thể hạ giá thầu xuống, giảm mức chi phí bù lỗ bạn phải chịu đi.
Trường hợp mục đích chạy quảng cáo để ra lợi nhuận
- Nguyên nhân: Biên độ lợi nhuận thấp, sản phẩm tối ưu chưa tốt, vị trí hiển thị cao quá, mức độ chuyển đổi thấp do độ chuyển đổi của sản phẩm thấp.
- Phương án giải quyết: Tối ưu lại sản phẩm, tăng độ liên quan của từ khóa, tăng đánh giá; giảm giá thầu xuống để giảm vị trí hiển thị xuống dần dần để đó theo dõi. Khi đã giảm đến mức 400đ mà vẫn không hiệu quả, ta sẽ xử lý như trường hợp quảng cáo mà không cắn tiền.
(3) Đã tối ưu nhưng CIR vẫn Cao #
- Nguyên nhân: Vị trí thầu cao, sản phẩm chưa được tối ưu tăng chuyển đổi. Đối thủ cạnh tranh quá gắt gao, chi phí giá thầu quá cao >10k cho 1 lượt nhấp đã là quá cao so với bạn
- Phương án giải quyết: Tối ưu sản phẩm, bổ sung thêm các đánh giá mới, giảm nhẹ giá thầu để cân đối để có mức lợi nhuận cao nhất và số đơn nhiều nhất.
- Đoạn này quan trọng ở đoạn tăng thêm đánh giá mới cho sản phẩm, giúp tăng điểm sản phẩm, cùng với đó mức chi phí quảng cáo cũng sẽ tự được hạ xuống.
- Nếu không cạnh tranh được thì đổi sản phẩm khác hoặc sử dụng mô hình phễu, bán sản phẩm khác để có đơn hàng và khách hàng, rồi mới bán sản phẩm chính
(4) Quảng cáo hiệu quả CIR thấp #
- Nguyên nhân: Vị trí thầu cao, sản phẩm chưa được tối ưu tăng chuyển đổi. Tuyệt đối không được thay đổi từ khóa và thay đổi giá thầu đột ngột
- Phương án giải quyết: Tối ưu sản phẩm, bổ sung thêm các đánh giá mới, giảm nhẹ giá thầu để cân đối để có mức lợi nhuận cao nhất và số đơn nhiều nhất.
- Đoạn này quan trọng ở đoạn tăng thêm đánh giá mới cho sản phẩm, giúp tăng điểm sản phẩm, cùng với đó mức chi phí quảng cáo cũng sẽ tự được hạ xuống.
- Thay đổi mức giá thầu vừa phải, cộng thêm từ 100 – 500 – 800 đồng để đấu thầu cao hơn và hiển thị nhiều hơn, không cộng quá nhiều tránh quảng cáo trở nên đắt
[Tóm tắt] Quy trình chuẩn #
- Chọn sản phẩm:
- Đầu tiên mọi người cần chọn sản phẩm phù hợp đó là các sản phẩm có lợi nhuận cao, sản phẩm chủ lực của shop hoặc sản phẩm giúp kéo traffic về với shop.
- Lưu ý: Chỉ nên chạy sản phẩm có đánh giá, vì giá thầu của Shopee sẽ có ảnh hưởng bởi 1 chỉ số ẩn là “điểm chất lượng”, điểm này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: độ liên quan của từ khóa đến sản phẩm, đánh giá, tốc độ bán, video, ảnh, giá sản phẩm, …
- Tối ưu sản phẩm:
- Một sản phẩm không được tối ưu sẽ mất nhiều tiền hơn để được hiển thị, thậm chí khi hiển thị lên cũng không ai click vào, hoặc click vào nhưng cũng không mua.
- Vậy làm sao để sản phẩm được tối ưu?
- Chuẩn SEO tên sản phẩm; làm hình ảnh, video đầy đủ, đẹp kích thích mua hàng.
- Cài chiến dịch quảng cáo
- Về các bước làm cơ bản thì mình sẽ không nói lại nữa mọi người có thể tham khảo trên học viện shopee.
- Chúng ta sẽ cần có 1 file từ khóa, file này nên được lưu lại để dùng về sau này tối ưu từ khóa. Sẽ có rất nhiều người dùng các tools các công cụ nhưng riêng, mình thì tận dụng những thứ có sẵn đó trên Shopee là công cụ quảng cáo.
- Bạn hãy vào phần thêm từ khóa, nhập tất cả các từ khóa có liên quan đến sản phẩm của bạn. Sau đó, viết các từ khóa đầu và để shopee gợi ý thêm các từ khóa khác. Tiếp theo, bạn vào shopee tìm sản phẩm giống sản phẩm mình muốn chạy QC.
- Kéo xuống sản phẩm liên quan, xem tất cả các sản phẩm liên quan, nếu bạn nghĩ ra được thêm từ nào thì hãy thêm hết vào.
- Lưu tất cả các từ khóa có được ra file Google Doc cho tiện. Ngoài ra để tìm từ khóa mọi người thêm các công cụ như https://keywordtool.io, Google trend, lazada, sendo,…
- Tối ưu tên sản phẩm: Phần này chúng ta sẽ chọn ra các từ khóa “vừa miếng”.
- Một từ khóa được coi là vừa miếng sẽ phụ thuộc vào tiềm lực của shop và mức độ cạnh tranh của sản phẩm (lượt tìm kiếm / lượng đối thủ ).
- Với các shop nhỏ hay chưa có kinh nghiệm mình khuyến khích lọc các từ khóa theo mức độ “vừa miếng”, sắp xếp các từ, ưu tiên từ khóa vừa miếng lên trước làm sao để có 1 cái tên sản phẩm ý nghĩa nhất – đó chính là tên chuẩn SEO.
- Cài giá thầu và chạy: Với các từ khóa đã có được, bạn thêm vào chiến dịch. Sau đó, chọn tất cả chuyển sang “ Từ khóa chính xác” rồi điều chỉnh giá thầu đồng loạt giảm xuống 20%.
- Đến đoạn này thì sẽ tùy thuộc theo biên độ lợi nhuận của từng shop và mức độ vừa miếng của từ khóa, ta sẽ tăng giá thầu của các từ có điểm cao lên xấp xỉ giá thầu gợi ý.
- Những từ khóa có độ liên quan thấp đến sản phẩm thì mình sẽ để giá thấp nhất.
- Đổ traffic vào sản phẩm: sẽ có nhiều cách để đổ traffic vào sản phẩm ( cài flash sale in shop, kéo traffic ngoại sàn,…), mọi người để ý phần thứ hạng trung bình của từ khóa nếu thấy tốt dần qua các ngày là đã có hiệu quả.
Okay vậy là xong. Ở phần này mình chỉ lưu ý mọi người cần phải lưu lại file từ khóa, và chọn cho mình những từ khóa vừa miếng nhất.
Quảng cáo chúng ta sẽ để đó trong 7 ngày để có số liệu rồi mới tối ưu.
Mình sẽ giúp bạn bán hàng Shopee tốt hơn ! #
Hiện tại, có rất nhiều bạn muốn bắt đầu kinh doanh online mà còn nhiều đắn đo và lo lắng
Vì thế nên mình đã quyết định thành lập nhóm. Đây là một cộng đồng cùng nhau học cách kinh doanh và bán hàng trên Shopee
- Nơi mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi
- Có những tài liệu và hướng dẫn chi tiết cách làm
- Còn nhiều người cũng mới bắt đầu và đang làm như bạn
Hoặc bạn cần:
- Một sự hướng dẫn chi tiết và tỉ mỉ hơn
- Thực hành tại chỗ và được mình kèm cho đến khi làm được
- Có thể bán được hàng và xây sản chuẩn SEO
- Học nhiều hơn về cách quảng cáo và tiết kiệm chi phí quảng cáo
- Hoặc đơn giản là bạn muốn gặp mình và cùng mình đồng hành bán hàng trên Shopee
Tóm lại !
Mình đã hướng dẫn cho bạn toàn bộ quy trình để thành công trên Shopee
Tuy nhiên, để thành công thực sự bạn cần phải thực hành thật nhiều lần thì mới thành thạo được
Đừng quên Follow kênh Facebook của mình để nhận thêm kiến thức và thông tin về Kinh doanh online nhé
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy bình luận vào bài viết này ở phía dưới và mình sẽ phản hồi bạn sớm nhất có thể
Chúc bạn gặt hái được thành công trong kinh doanh và thật nhiều sức khỏe